Phiếu ý kiến giáo viên về các bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2024-2025
Phiếu ý kiến giáo viên về các bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2024-2025 là mẫu được giáo viên lập ra và gửi lên cơ quan có thẩm quyền về việc trưng cầu ý kiến dự thảo hướng dẫn chọn SGK lớp 3 năm học 2024-2025.
Nội dung trong mẫu nhận xét cần trình bày đầy đủ các thông tin như: Tên bộ sách, nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm của các bộ SGK. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu phiếu nhận xét cá nhân, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Phiếu lấy ý kiến giáo viên đánh giá tính hiệu quả, mức độ phù hợp của bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2024-2025
Sách giáo khoa là công cụ quan trọng hỗ trợ giáo viên và học sinh học tập, việc có một bản sách giáo khoa chuẩn, hay là yêu cầu được đặt lên hàng đầu của mỗi lần tái bản. Tuy nhiên, với số lượng sách giáo khoa khá nhiều, nhất là khi chương trình học bây giờ con chia ra ba bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức và chân trời sáng tạo, việc sai sót trong sách giáo khoa là điều không thể tránh khỏi. Việc lấy ý kiến, nhận xét của giáo viên qua Phiếu lấy ý kiến giáo viên đánh giá tính hiệu quả, mức độ phù hợp của bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2024-2025 là một giải pháp hay để giải quyết tình trạng này, giúp cho bản sách giáo khoa tái bản đến tay thầy cô và học sinh sẽ tốt nhất có thể.
1. Phiếu lấy ý kiến giáo viên đánh giá tính hiệu quả, mức độ phù hợp của bộ sách giáo khoa lớp 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC............. |
PHIẾU LẤY Ý KIẾN GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ, MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 NĂM HỌC 2024-2025
Họ và tên GV:.......................................................
Dạy môn: ............................................................
1. Bộ sách lớp 3 sử dụng tại trường Tiểu học ........ năm học 2024-2025
STT | Tên sách | Tên tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Tiếng Việt 3 | Tập 1: Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên) Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Thị Kim Oanh, Trần Thị Phượng | Giáo dục Việt Nam |
Tập 2: Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên) Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Lê Hằng, Vũ Thị Lan, Đặng Thị Hảo Tâm | |||
2 | Toán 3 | Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thúy Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn | Đại học Sư phạm |
3 | Đạo đức 3 | Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên); Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Nguyễn Thị Việt Hà | Giáo dục Việt Nam |
4 | Tự nhiên xã hội 3 | Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Bùi Phương Nga (Chủ biên), Phùng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Tuyết Nga, Lương Việt Thái | Đại học Sư phạm |
5 | Tin học 3 | Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thanh Thủy (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Chí Trung, Kiều Phương Thùy | Đại học Sư phạm |
6 | Công nghệ 3 | Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Đặng Văn Nghĩa (Chủ biên), Dương Giáng Thiên Hương, Lê Xuân Quang, Nguyễn Bích Thảo, Vũ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Trịnh | Giáo dục Việt Nam |
7 | GD Thể chất 3 | Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Hùng (Chủ biên), Nguyễn Thành Long, Phạm Đức Toàn, Vũ Thị Mai Phương | Đại học Sư phạm |
8 | Âm nhạc 3 | Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên0, Nguyễn Thị Thanh Bình (Chủ biên), Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Nga, Đặng Khánh Nhật | Giáo dục Việt Nam |
9 | Mỹ thuật 3 | Nguyễn Thị Đông (Tổng Chủ biên), Phạm Bình Định (Chủ biên), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hải Kiên | Đại học Sư phạm |
10 | HĐ Trải nghiệm 3 | Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Thị Hương Liên, Trần Thị Tố Oanh | Giáo dục Việt Nam |
11 | Tiếng Anh 3 (GlobalSuccess) | Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Phan Hà (Chủ biên), Nguyễn Thị Hải Hà, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Đào Ngọc Lộc, Trần Hương Quỳnh, Nguyễn Quốc Tuấn | Giáo dục Việt Nam |
2. Đánh giá tính hiệu quả, mức độ phù hợp của bộ sách giáo khoa lớp 3đang sử dụng
(Giáo viên đánh dấu tích (X) vào một trong 3 lựa chọn bên dưới)
STT | Tiêu chí | Hiệu quả, phù hợp | Không hiệu quả, chưa phù hợp | Ý kiến khác |
1 | Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương |
|
|
|
1.1 | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng dễ hiểu và cách thức thể hiện phải phù hợp với văn hóa lịch sử, địa lí của tỉnh Quảng Ninh; đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh. | |||
1.2 | Cấu trúc SGK có tính mở, đảm bảo tính linh hoạt để giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với thực tế địa phương và đặc thù môn học. | |||
1.3 | Chất lượng SGK tốt (giấy in, khổ sách, cỡ chữ, font chữ,…); giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương; có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại địa phương hiện nay. | |||
2 | Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông |
|
|
|
2.1 | Phù hợp với việc học của học sinh |
|
|
|
2.1.1 | SGK được trình bày khoa học, hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, có tính thẩm mỹ cao. | |||
2.1.2 | Cha mẹ có thể tham khảo SGK để hỗ trợ cho con học tập ở nhà | |||
2.1.3 | Nội dung của các bài học/chủ đề trong SGK phù hợp với đặc trưng môn học và tâm lí lứa tuổi của học sinh; phù hợp với thiết bị dạy học và học liệu điện tử bổ sung. | |||
2.1.4 | Nhiệm vụ học tập của các bài học/chủ đề trong SGK rõ ràng, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu hướng đến việc phát triển năng lực, phẩm chất và các kỹ năng sống cần đạt cho học sinh. | |||
2.1.5 | Nhiệm vụ học tập của các bài học/chủ đề trong SGK đa dạng, chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tư duy sáng tạo, độc lập. | |||
2.2 | Thuận tiện, hiệu quả, phù hợp với việc dạy đối với giáo viên |
|
|
|
2.2.1 | SGK phù hợp với điều kiện tổ chức giảng dạy tại các cơ sở GDPT như đội ngũ, cơ sở vật chất, điều kiện thiết bị dạy học hiện đại,…để phục vụ mục tiêu giáo dục. | |||
2.2.2 | Nội dung của các bài học/chủ đề trong SGK có quan hệ liên môn lô gic, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình. | |||
2.2.3 | Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh; giúp cán bộ quản lí và giáo viên năng động, sáng tạo, phát huy được năng lực, sở trường. | |||
2.2.4 | Thuận tiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch bài dạy. |
* Ý kiến khác (giáo viên ghi rõ ý kiến khác vào dòng bên dưới nếu có)
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
3. Đề xuất, kiến nghị của giáo viên về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa đối với lớp 3 năm học 2024-2025
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
......, ngày........ tháng ....02 năm 2024 | |
Người lấy ý kiến |
2. Phiếu ý kiến giáo viên về các bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2024-2025
PHIẾU Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ CÁC BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 NĂM HỌC 2024-2025
(Theo danh mục sách đã được Bộ GDĐT phê duyệt)
Họ và tên giáo viên: ......................
Tổ: .........
MÔN HỌC/HĐGD- TÁC GIẢ | BỘ SÁCH | ƯU ĐIỂM | HẠN CHẾ | THỨ TỰ LỰA CHỌN |
MÔN TIẾNG VIỆT | ||||
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Cấu trúc SGK có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục. + SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ. + Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam. + Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo. + Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh. + Hình thức: Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS, màu sắc, hình ảnh đẹp. | + Số lượng văn bản nhiều. + Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3. Ví dụ tuần 11, tuần 12. + Câu hỏi phần bài đọc nhiều. + Phần luyện tập bài 18 yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.” + Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh. | 1 |
Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha (Tổng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | + Bố cục cấu trúc rõ ràng. + SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS. + Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp. + Câu hỏi đưa ra cho mỗi nội dung hoạt động lượng kiến thức phù hợp. + Kênh chữ và kênh hình đươc chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao. + Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu. + Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống. | + Nội dung bài đọc dài. + Kiến thức về Luyện từ và câu còn nặng với học sinh. Trong một tiết tập trung nhiều lượng kiến thức. VD: Ngay từ tuần 2 học sinh đã làm các bài tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động. Nói và đặt câu có chứa 3 từ loại đó. + Phần viết sáng tạo của một số bài khó với học sinh. + Nội dung của từng phân môn chưa rõ ràng từng phần dẫn đến HS chưa nhận biết được cụ thể. | 3 |
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên) | Cánh Diều | + Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo được yêu cầu Chương trình tổng thể GDPT 2018. Có các chủ đề được phân chia rõ ràng, cụ thể, gần gũi, thân thuộc với học sinh. + Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực của học sinh tại địa phương. + Sách hướng dẫn học sinh tự đọc sách báo, vận dụng những điều đã học vào cuộc sống và đánh giá kết quả học tập. + Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ hấp dẫn. Hình ảnh, màu sắc đẹp, phong phú dễ gây hứng thú cho học sinh tìm tòi để đọc. hình ảnh trực quan sinh động. | + 1 bài học trên 1 tuần. Khó chia tiết dạy, khó tìm bài học của ngày hôm sau, không kích thích sự tò mò hứng thú cho bài học kế tiếp và nhìn bị dối mắt. + Yêu cầu TLV quá cao so với HS lớp 3. Đề bài TLV khá mở rộng. | 2 |
MÔN TOÁN | ||||
Trần Nam Dũng (Tổng chủ biên) | Chân trời sáng tạo | + Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học. + Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS. - Có hoạt động thực hành trải nghiệm. - Trình bày gọn gàng, chi tiết dễ hiểu. - Các bài tập khá đa dạng. - Cách thiết kế bài học có nhiều điểm mới. | + Kênh chữ nhiều. + Trình bày giữa kênh chữ và kênh hình chưa khoa học. + Chưa nhiều bài tập ứng dụng thực tế. + Phần Thực hành trải nghiệm của một số bài khó với học sinh ( VD: Tính chu vi sân trường – Trang 49 – Tập 2). | 3 |
Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Có nhiều kênh hình minh hoạ. + Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học. + Thể hiện sinh động, nhiều dạng bài phong phú, đặc biệt các dạng bài này đều gắn liền với cuộc sống. + Có phần trò chơi. + Giúp HS tiếp thu được bài học. + GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức. | + Kênh hình nhiều. + Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà. + Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60. + Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. (VD: Bài 4 trang 118). | 2 |
Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) | Cánh diều | + Hệ thống câu hỏi bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ HS địa phương. + Hình thức trình bày bộ sách cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ. + Chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất Toán học cho HS. Các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được hình thành qua quá trình “làm toán”, đặc biệt qua việc giải quyết vấn đề. + Sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”, phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. + Chú trọng tính ứng dụng tích hợp với các môn học của lớp 2, đặc là hoạt động thực hành và trải nghiệm giúp HS phát triển năng lực. | + Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt. + Phần kiến thức về xác suất thống kê trất trừu tượng và khó với học sinh. | 1 |
MÔN CÔNG NGHỆ | ||||
Tác giả: Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan, sinh động gần gũi với HS + Cấu trúc: - Khởi động - Khám phá - Luyện tập, thực hành - Vận dụng. - Ghi nhớ. - Ý tưởng sáng tạo - Thông tin cho em * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. úp HS hình thành | - Nội dung bài học tương đối dài. | 1 |
Bùi Văn Hồng | Chân trời sáng tạo | - Bộ sách được thiết kế gần gũi với văn hoá, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư. Chủ đề, bài học của bộ sách thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách mở, linh hoạt để các địa phương có thể xây dựng kế hoạch giáo dục riêng, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, năng lực học sinh… theo thực tế địa phương. | - Kênh hình nhiều rối, HS khó học. | 3 |
Nguyễn Trọng Khanh | Cánh Diều | - Các thuật ngữ, hình ảnh đảm bảo phù hợp với Hs lớp 3. Chương trình phù hợp với học sinh, hình thức trình bày hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ. | - Nội dung bài và kênh hình quá nhiều dẫn tới HS mất tập trung bài. | 2 |
MÔN ĐẠO ĐỨC | ||||
Tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | - Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. - Các tiết học tách riêng biệt từng nội dung giáo dục cụ thể. - Các bài học đều được định hướng cho học sinh bằng khung mục tiêu của bài. - Trình tự bài học rõ ràng: + Học sinh được nghe kể + Quan sát tranh + Luyện tập + Vận dụng - Nội dung bài học Đạo đức được tích hợp với các phân môn khác như : Tiếng Việt - Phần ghi nhớ, tóm tắt, khắc sâu bài học, hành vi đạo đức bằng những bài thơ hay, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống. - Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. | - Một số bài màu nền đậm kênh chữ chưa rõ. | 1 |
Tác giả: Huỳnh Văn Sơn (đồng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | - Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. Có những tình huống liên hệ thực tế để học sinh giải quyết. - Kênh hình đẹp, thể hiện được cuộc sống hằng ngày, gần gũi với học sinh. - Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí. Thứ tự các chủ đề phù hợp với tâm lí học sinh lớp 3. - Phần khởi động phong phú : kể chuyện, xem tranh, ... - Sách có nhiều tranh ảnh phù hợp với hành vi đúng - sai, làm nổi bật nội dung bài học cần đạt. - Các tình huống trong tranh đảm bảo tính vùng miền. Các tình huống đưa ra cho học sinh gần gũi với thực tế, vốn sống của các em. - Mỗi bài đều có 4 hoạt động rõ ràng. - Các hoạt động rõ ràng, dễ cho giáo viên và học sinh khi tổ chức dạy và học. - Có nhiều tranh ảnh, các tình huống sát với thực tế. - Câu lệnh trong các bài ngắn gọn, dễ hiểu. | - Nội dung bài và kênh hình quá nhiều dẫn tới HS mất tập trung bài. | 2 |
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên) | Cánh diều | + Ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với học sinh. Các tình huống, hoạt động tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ phù hợp với địa phương. + Cấu trúc SGK có tính mở giúp GV chủ động điều chỉnh nội dung cũng như thời gian môn học cho phù hợp với tình hình địa phương. + Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với học sinh. +Đảm bảo tính khoa học phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực học sinh địa phương. | - Nội dung có bài thể hiện khá dài. | 3 |
MÔN TNXH | ||||
Tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | - SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên. - Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS. - Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức. - Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức. - Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập. | - Nội dung có bài thể hiện khá dài. - Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động. | 2 |
Tác giả: Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | + Hình thức: + SGK trình bày hấp dẫn, sinh động thu hút HS. + Cấu trúc: + Yêu cầu cần đạt + Hoạt động khởi động + Hoạt động hình thành phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu + Hoạt động hình thành phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng + Em cần biết + Từ khóa | + Bài 13 trang 56: Phiếu thu thập thông tin cần làm mẫu để học sinh dựa vào làm theo. + Bài 15 trang 65: Câu hỏi nâng cao học sinh khó giải thích. | 3 |
Tác giả: Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên) | Cánh diều | + Hệ thống câu hỏi bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ HS địa phương. + Nội dung các bài đọc đều nhấn mạnh vào các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. + Các hoạt động trong mỗi bài học đều được xây dựng rất rõ ràng. Mỗi bài học đều có mục mục tiêu cần đạt ngay phần đầu tiên giúp giáo viên dễ dàng định hướng hoạt động dạy học hướng đến các mục tiêu cần đạt. + Các nội dung cần tìm hiểu trong bài được đánh số và ghi rõ tên nội dung thuận lợi trong việc triển khai bài dạy. + Câu lệnh đầy đủ, câu hỏi tường minh ở từng hoạt động. + Kênh chữ rõ ràng, học sinh đọc dễ hiểu. + Kênh hình sáng tạo, có nhiều bài của học sinh, đơn giản, dễ hiểu. + Tranh ảnh đẹp, màu sắc bắt mắt. Cấu trúc của bài học rõ ràng chia nhỏ nội dung giúp HS nắm bài dễ dàng hơn. Một số nội dung phần mở rộng “Em có biết” cung cấp kiến thức bổ ích tạo hứng thú cho HS. | Không có | 1 |
MÔN GDTC | ||||
Tác giả: Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | - Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập - Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành. - Hình ảnh sinh động. - Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. - Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. | - Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ). - Không đáp ứng được việc học môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở địa phương không có. - Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo. | 3 |
Tác giả: Phạm Thị Lệ Hằng (Tổng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | - Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học. - Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành. - Hình ảnh đẹp, rõ nét, chi tiết. - Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. - Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Môn thể thao tự chọn phù hợp với thực tế của các địa phương. | - Đạo cụ, nhạc nền, đồ dùng một số địa phương – trường chưa đáp ứng đủ cho công tác dạy và học. | 2 |
Tác giả: Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên) | Cánh diều | - Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu chương trình, thân thiện gần gũi với HS. - Bố trí bài học theo chủ đề phù hợp với học sinh lớp 3. Đội hình đội ngũ, bài tập thể dục, tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, thể thao tự chọn (Bóng đá và bóng rổ). - Thiết kế mỹ thuật đẹp, hấp dẫn, dễ dàng sủ dụng cho mỗi học sinh. | - Tư thế kỹ năng vận động : Bài 4: Các động tác quỳ cơ bản và Bài 5: Các động tác ngồi cơ bản chưa phù hợp vì nhà trường chưa có nhà đa năng , học trên sân nền đất nội dung này sẽ không đảm bảovề trang phục và vệ sinh thân thể. - Lượng kiến thức, kỹ năng trong mỗi bài học còn nhiều, quá sức so với học sinh lớp 3. | 1 |
MÔN ÂM NHẠC | ||||
Tác giả: Hoàng Long ( Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | - Sách phù hợp về nội dung và hình ảnh minh họa. - Sách thiết kế hợp lí gồm 8 chủ đề, mỗi chủ đề trong sách thiết kế theo mạch thời gian trong năm học. - Mỗi chủ đề đáp ứng cho học sinh phát triển các năng lực toàn diện. - Các chủ đề được thiết kế với 5 nội dung cơ bản được quy định trong chương trình âm nhạc Tiểu học gồm: Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, âm nhạc thường thức. - Các biểu tượng được thiết kế theo mạch nội dung và hoạt động giúp các em dễ nhận biết khi hoạt động học tập. | - Một số kênh chữ còn hơi mờ. | 1 |
Tác giả: Hồ Ngọc Khải (Tổng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | - Sách thiết kế hợp lí gồm 8 chủ đề theo mạch nội dung kiến thức phù hợp. - Mỗi chủ đề truyền tải những nội dung học tập hấp dẫn, hình anh minh họa rất sinh động; chứa đựng các giá trị văn hóa âm nhạc dân tộc và thế giới. Với mục tiêu nhằm phát triển phẩm chất năng lực chung và năng lực âm nhạc đặc thù đáp ứng cho học sinh phát triển các năng lực toàn diện. - Các chủ đề bám sát 5 mạch nội dung được quy định trong chương trình âm nhạc TH gồm: Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ âm nhạc thường thức . - Các biểu tượng được thiết kế theo mạch nội dung và hoạt động giúp các em dễ nhận biết khi hoạt động học tập. - Các bài hát khá phù hợp vời các em học sinh Lớp 3. | - Các chủ đề đều có phần nghe nhạc: yêu cầu học sinh nghe và cảm thụ, có thể kết hợp vận động theo giai điệu bản nhạc vậy thì nên in bản nhạc (hoặc thêm hình ảnh sinh động để hấp dẫn học sinh với nội dung này). | 3 |
Tác giả: Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên) | Cánh diều | - Linh hoạt, phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh phù hợp - Cấu trúc SGK có tính mở, thuận tiện để linh hoạt trong việc dạy học, phù hợp, sát với thực tế. - Trình bày hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh - Thể hiện sinh động, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. - Các hoạt động trong SGK đa dạng, giáo viên linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực - Mạch kiến thức logic, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, hướng đến phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. - Thuận tiện, hiệu quả, phù hợp với việc dạy đối với giáo viên. - Đáp ứng tính tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh. | - Một số bài có nội dung chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS. | 2 |
MÔN MỸ THUẬT | ||||
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghị (đồng Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Hình thức: - Có sự sắp xếp hợp lí, hài hòa giữa hình và chữ - Hình ảnh màu sắc tương đối đẹp, phù hợp với bài học. + Cấu trúc: - Cách sắp xếp bố cục phù hợp với bài học, làm rõ nội dung bài học. - Với 10 chủ đề khác nhau không phân định số tiết từng chủ đề. + Nội dung: - Nội dung sách đa dạng phong phú nhiều chủ đề mới có sự liên kết cho học sinh sử dụng các vật liệu. Có phần tham khảo để phát huy năng lực cá nhân HS. - Nội dung chương trình mang tính mở, tạo điều kiện giúp Gv có thể chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch dạy học. | - Phần mục tiêu chưa thể hiện rõ năng lực Quan sát và nhận thức thẩm mĩ; Phân tích và đánh giá thẩm mĩ cần hình thành cho HS. - Phần chuẩn bị nên đưa lên gần với phần mục tiêu của chủ đề. - Cần đặt tên chủ đề sao cho hợp lý tạo hứng thú cho học sinh. Vd Tên chủ đề: Một số vật liệu sử dụng trong thực hành, sáng tạo mĩ thuật. Đổi thành: Sự kỳ diệu của vật liệu trong sáng tạo mĩ thuật (Trang 28) - Giáo viên thực tế giảng dạy sẽ khó chia tiết trong thời lượng 35 phút cho từng chủ đề. | 4 |
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | Nội dung phù hợp với kế hoạch, đảm bảo chất lượng giáo dục địa phương. - SGK đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương. - Chủ đề phong phú, đảm bảo tính khoa học, thu hút được học sinh. - Phù hợp với đặc trưng bộ môn, tâm lí lứa tuổi - Các nhiệm vụ học tập cơ bản là rõ ràng, đã chú trọng rèn cho học sinh các kĩ năng cần có phục vụ cho việc học tập và kic năng sống. | - Một số hoạt động nội dung dạy học sơ sài(ví dụ hoạt động Cách pha màu thứ cấp trong bài Sắc màu của chữ nên thêm nội dung như quan sát chữ được trang trí trong thực tế,… để học sinh dễ hình thành và tiếp thu kiến thức. - Yêu cầu thực hiện học sinh luyện tập trong một số bài chưa phù hợp, trong 1 thời gian ngắn học sinh khó có thể thực hiện được (Ví dụ bài Mô hình nhà cao tầng, nên thay hình thức tạo hình 3D thành 2D sử dụng giấy màu xé dán…) | 2 |
Tác giả: Hoàng Minh Phúc (Tổng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | + Hình thức: - Hình ảnh sắc nét rõ ràng, chủ đề phong phú đa dạng. + Cấu trúc: - 8 chủ đề và 16 bài với các hoạt động: Quan sát nhận thức, Luyện tập và sáng tạo,Phân tích và đánh giá,Vận dụng. + Nội dung: - Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, giấy, sử dụng vật liệu,… | - Các chủ đề trong sách giáo khoa chưa có sự liên kết kiến thức với nhau, bị tách dời. - Cách sử dụng tranh minh họa ở một số bài chưa phù hợp (ví dụ bài Gia đình em sử dụng tranh họa sĩ với hình ảnh và màu sắc ko rõ ràng sẽ khiến học sinh khó cảm nhận và tiếp thu được ý nghĩa của tác phẩm…) -Một số chủ đề nên gộp lại thành một chủ đề như (Chủ đề những con vật ngộ nghĩnh và chủ đề Thiên nhiên như vậy sẽ tạo được mạch kiến thức các bài có liên kết với nhau. -Phần luyện tập và thực hành một số bài yêu cầu chưa phù hợp, cao so với học sinh lớp 3. | 3 |
Tác giả: Nguyễn Thị Đông (Tổng Chủ biên) | Cánh diều | - Linh hoạt, phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh phù hợp. - Cấu trúc SGK có tính mở, thuận tiện để linh hoạt trong việc dạy học, phù hợp, sát với thực tế. - Trình bày hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh. - Thể hiện sinh động, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. - Các hoạt động trong SGK đa dạng, giáo viên linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. - Mạch kiến thức logic, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, hướng đến phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. - Thuận tiện, hiệu quả, phù hợp với việc dạy đối với giáo viên - Đáp ứng tính tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh. | - Có thể sử dụng câu từ dễ hiểu hơn với học sinh. Vd Bài 11: Bạn rô-bốt của em, Trang 43: phần Quan sát, nhận biết. Câu hỏi: Em hãy chỉ ra mỗi bộ phận của hình ảnh rô-bốt ở bên giống khối nào? nêu sự tương phản của các khối đó. Câu hỏi rất khó đối với HS lớp 3, rô-bốt có quá nhiều chi tiết nhỏ khó cho HS. | 1 |
HĐTN | ||||
Tác giả: Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | *Ưu điểm: - Phù hợp với hợp với đặc thù của HS địa phương. - Các hoạt động trải nghiệm trong sách được sắp xếp theo một trật tự logic từ dễ đến khó và tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các giác quan để trải nghiệm, thu thập thông tin. - Bố cụ từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể. - PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức … - Tranh ảnh rõ ràng, màu sắc đẹp. - Chú trọng việc kết nối gia đình, nhà trường và xã hội. - Tạo động lực để HS hào hứng tham gia hoạt động. - Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của GV. - Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao. - Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng. | - Phần kết nối giữa PH và HS còn hạn chế. . | 1 |
Tác giả: Phó Đức Hòa (Tổng Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | *Ưu điểm: - Chủ đề, mục tiêu rõ ràng. - Bố cục từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể. - Nội dung các bài học được khai thác lô gic. HS được thực hành trải nghiệm, chia sẻ cảm xúc, bày tỏ ý kiến của mình, được vận dụng các kĩ năng, kinh nghiệm học được vào cuộc sống và dùng những kinh nghiệm của bản thân vào xử lí tình huống trong bài học ..... - PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức; Bước đầu hình thành NL định hướng nghề nghiệp, NL tài chính … - Các hoạt động được thực hiện theo lô gô bài học, dễ hiểu, dễ thực hiện - Có nhiều tranh ảnh được bố cục hài hòa, khá phù hợp. - Nhiều hoạt động của HS (nhiệm vụ học tập) gắn với gia đình, bạn bè, người thân, góp phần tạo sự gắn kết giữa HS và cộng đồng, bồi dưỡng tình yêu thương, gắn bó giữa HS với gia đình, cộng đồng. - Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao. - Đảm bảo tính kế thừa. - Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng. | +Phần kết nối với phụ huynh HS còn hạn chế. | 2 |
Tác giả: Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên) | Cánh diều | + Sách thiết kế tạo điều kiện giáo viên, phụ huynh giúp học sinh thực hiện các nội dung rèn luyện ở nhà, hiểu về những đặc điểm ở địa phương học sinh. + Sách có nội dung gần gũi với HS, các chủ đề được sắp xếp có hệ thống. Bộ sách giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù, các phẩm chất được quy định trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm lớp 3. + Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nội dung sách gồm các hoạt động giáo dục hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp. + Tranh ảnh có màu sắc đẹp,sinh động, rõ ràng, gần gũi với thực tế cuộc sống, thu hút sự chú ý và định hướng được các hoạt động cho HS. + Hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của HS, gắn với thực tế cuộc sống hiện đại và được sắp xếp khoa học. + Các hoạt động đề cao tính thực hành trải nghiệm thực tiễn (mỗi hoạt động trong sách đều tạo ra cơ hội cho HS trải nghiệm và phát triển năng lực, là cầu nối các môn học với thực tế đời sống). + Có đầy đủ nội dung các chủ đề và được sắp xếp hợp lý, mục tiêu rõ ràng. | +Phần kết nối với phụ huynh HS còn hạn chế. | 3 |
MÔN TIẾNG ANH | ||||
Tác giả: Hoàng Văn Vân (Chủ biên) | GLOBAL SUCCESS: | - Nội dung SGK đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực dễ sử dụng; thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy – học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình. - Cấu trúc SGK tạo cơ hội tích cực học tập, chủ động sáng tạo, rèn kĩ năng hợp tác, phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập của học sinh. - Các bài học/ chủ đề trong SGK được thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện cho GV linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. - SGK có nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng đảm bảo mục tiêu DH tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học và giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. - Nội dung SGK tạo điều kiện của nhà trường, tổ/ nhóm chuyên môn , GV xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. - Nguồn tài nguyên số, học liệu, sách điện tử đi kèm SGK đa dạng, phong phú. - Hệ thống bài tập bám sát sách giáo khoa, ngắn gọn, phù hợp với học sinh. | -Nội dung phần Fun time chưa thực sự kết nối được với kiến thức trong các unit. | 1 |
Trần Cao Bội Ngọc | FAMILY AND FRIENDS | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. - SGK có nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng đảm bảo mục tiêu DH tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học và giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. | - Hệ thống kiến thức còn nặng với học sinh địa phương (1 số mẫu câu dài so với học sinh lớp 3). - Quá nhiều hình ảnh, học sinh khó phân biệt đáp án, dễ nhầm lẫn. | 5 |
Trần Thị Lan Anh | ENGLISH DISCOVERY | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. - SGK có nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng. | - Sự tích hợp liên môn còn hạn chế. - Yếu tố văn hóa chưa rõ ràng. | 4 |
Hoàng Tăng Đức | MACMILLAN NEXT MOVE | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. - SGK có nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng đảm bảo mục tiêu DH tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học và giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. | - Một số kênh hình còn nhiều và rối. - Một số nội dung chưa phù hợp với văn hóa địa phương. Chưa có sự kết nối nội dung trong từng bài học. | 10 |
Đào Xuân Phương Trang | EXPLORE OUR WORLD | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. - SGK có nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng đảm bảo mục tiêu DH tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học và giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. | - Hình ảnh chưa thực sự gần gũi và gắn với thực tế.Tránh sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong câu, học sinh dễ nhầm lẫn. | 9 |
Võ Đại Phúc | I-LEARN SMART START 3 | - Nguồn học liệu, sách điện tử đi cùng sách giáo khoa đa dạng, phong phú. - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. - Rèn kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của học sinh. | - Phần chant và sing chưa sinh động, hấp dẫn. - Nội dung kiến thức chưa có sự kết nối. | 2 |
Lê Hoàng Dũng | PHONICS SMART | - Cấu trúc sách giáo khoa tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của học sinh. | Kênh hình trong một số bài học còn rối. | 3 |
Võ Đại Phúc | EXTRA AND FRIENDS | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. - SGK có nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng đảm bảo mục tiêu DH tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học và giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. | - Lượng kiến thức còn nặng với học sinh địa phương. | 6 |
Cấn Thị Trang Duyên | GUESS WHAT | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. - SGK có nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng đảm bảo mục tiêu DH tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học và giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. | - Hệ thống từ mới nhiều, nhiều từ khó so với học sinh lớp 3 tại địa phương. - Kênh chữ và kênh hình còn rối. | 8 |
Nguyễn Thu Lệ Hằng | WONDERFUL WORLD | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. | - Nội dung các hoạt động chưa phong phú, đa dạng. - Nội dung kiến thức chưa phong phú. | 7 |
TIN HỌC | ||||
Tác giả: Nguyễn Chí Công (Chủ biên) | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan. + Cấu trúc: - Khởi động. - Nội dung bài học. - Luyện tập. - Vận dụng. * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. | - Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS. | 2 |
Tác giả: Quách Tất Kiên (Chủ biên) | Chân trời sáng tạo | + Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan. + Cấu trúc: - Mục tiêu - Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Thực hành - Vận dụng - Em có biết * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. Nối kiến thức mĩ huật với cuộc sống. | - Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS. | 4 |
Tác giả: Hỗ Sĩ Đàm (Chủ biên) | Cánh diều | - Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. | - Nội dung các hoạt động chưa phong phú, đa dạng. | 1 |
Tác giả: Lê Khắc Thành (Chủ biên) | * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. Nối kiến thức mĩ huật với cuộc sống. | - Lượng kiến thức còn nặng với học sinh địa phương. | 3 |
Trên đây là phiếu lấy ý kiến giáo viên đánh giá tính hiệu quả, mức độ phù hợp của bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2024-2025. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Khon9 c0n gj
- Ngày:
Phiếu ý kiến giáo viên về các bộ sách giáo khoa lớp 3 năm học 2022-2023
07/02/2023 8:41:53 SA
Gợi ý cho bạn
-
(Chính xác) Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách Cánh Diều lớp 12 môn tiếng Anh
-
Đáp án trắc nghiệm Tìm hiểu chương trình STEM Tiểu học
-
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Anh
-
Đáp án module 4 môn Âm nhạc Tiểu học
-
Mẫu nhận xét môn Toán theo thông tư 22 2024
-
Truyện mầm non chủ đề giao thông 2024 hay
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 11 Kết nối tri thức
-
Lấy ví dụ về phân phối thời gian thực hiện chương trình một môn học cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện nhà trường nơi thầy cô công tác
-
Gợi ý minh chứng đánh giá giáo viên trên TEMIS 2024
-
Bài thu hoạch môn Pháp luật nhà nước
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
(6 mẫu) Powerpoint Đại hội chi đội 2024
Hướng dẫn chuyển hạng và xếp lương giáo viên tiểu học theo Thông tư 02
Hỏi đáp về sách Hoạt động trải nghiệm lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Kế hoạch giáo dục lớp 6 sách Cánh diều (Tất cả các môn)
Kế hoạch giáo dục môn Toán lớp 9 giảm tải theo công văn 4040
Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 - Tất cả các môn