Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Mô đun 3

Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Mô đun 3 theo chương trình GDPT mới là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

1. Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Mô đun 3 số 1

TÊN BÀI HỌC: VĂN BẢN THÔNG TIN

LỚP: 8

NGỮ LIỆU: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT (90 PHÚT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Phẩm chất,

năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của

YCCĐ

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ (ĐỌC)

KĨ NĂNG ĐỌC

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản: ý kiến chủ quan, khách quan (thực trạng, nguyên nhân, tác hại, giải pháp của việc sử dụng bao bì ni lông); mục đích văn bản (thay đổi nhận thức, hành động của mỗi người về bảo vệ môi trường).

- Phân tích được vai trò của các số liệu thông tin trong việc thể hiện thông tin cơ bản.

(1)

(2)

- Nhận biết, phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin, chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của văn bản: bố cục, phương pháp thuyết minh…

- Nhận biết, phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản

(3)

(4)

- Liên hệ thực tiễn về bảo vệ môi trường.

- Liên hệ với các văn bản thông tin khác.

(5)

(6)

NĂNG LỰC CHUNG

TỰ CHỦ VÀ

TỰ HỌC

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình.

(7)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

TRÁCH NHIỆM

- Có trách nhiệm với môi trường sống, sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên; sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ, phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.

(8)

YÊU NƯỚC

Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

(9)

II. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Năng lực

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

(1) , (2)

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập (Sơ đồ tư duy)

Phiếu đánh giá theo tiêu chí

(3), (4)

Phương pháp hỏi - đáp

Câu hỏi

(5)

Phương pháp quan sát

Ghi chép các sự kiện thường nhật

(6)

Phương pháp hỏi - đáp

Bài tập

III. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

(1) Công cụ đánh giá

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí: (1), (2) (tính điểm)

TIÊU CHÍ

MỨC ĐỘ

TỐT

ĐẠT

CHƯA ĐẠT

Hình thức

Trình bày đầy đủ, khoa học, có sáng tạo, hấp dẫn (ý chính, nhánh, từ khóa mỗi nhánh, màu, hình ảnh).

Trình bày khoa học, nhưng vẫn còn một số lỗi nhỏ (thiếu ½ nhánh, từ khóa chưa chọn lọc, màu sắc, hình ảnh thiếu hấp dẫn)

Trình bày không khoa học, thiếu logic

Nội dung

Khái quát được đầy đủ, chính xác nội dung cơ bản, logic.

Khái quát được những nội dung cơ bản, logic nhưng chưa đầy đủ (1/2 yêu cầu)

Chưa khái quát được những nội dung cơ bản

Trình bày

Lưu loát, tự tin, cử chỉ, điệu bộ linh hoạt, sáng tạo.

Lưu loát, tự tin.

Chưa lưu loát, thiếu tự tin.

- Câu hỏi: (3), (4)

+ Câu 1: Văn bản được chia làm mấy phần? Nhận xét về mối quan hệ giữa các phần đó?

+ Câu 2: Em hãy chỉ rõ những phương pháp thuyết minh được tác giả sử dụng trong văn bản?

- Ghi chép các sự kiện thường nhật: (5) Vở ghi chép của từng HS.

- Bài tập: (6)

Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng,… đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một đoạn văn thuyết minh (5-7 câu) để giới thiệu về một trong những loại túi đó.

2) Hướng dẫn chấm/ Đáp án

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí: (1), (2)

+ Hình thức: Trình bày khoa học, có sáng tạo, hấp dẫn.

+ Nội dung: Khái quát được đầy đủ, chính xác nội dung cơ bản, logic.

  • Thực trạng: Môi trường đang ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
  • Tác hại của bao bì ni lông: Với sức khỏe và con người.
  • Nguyên nhân: Chủ quan- khách quan
  • Biện pháp: Cá nhân- các cơ quan chức năng

+ Trình bày: Lưu loát, tự tin, cử chủ, điệu bộ linh hoạt, sáng tạo.

- Câu hỏi: (3), (4)

+ Câu 1: Văn bản được chia làm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu...-> một ngày không sử dụng bao bì ni lông (Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp).

Phần 2: Như chúng ta đã biết...-> môi trường (Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và 1 số giải pháp nhằm ngăn chặn nó).

Phần 3: Còn lại (Lời kêu gọi: “1 ngày...ni lông”).

-> Bố cục 3 phần có mối quan hệ chặt chẽ, sắp xếp theo trình tự logic.

+ Câu 2: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh.

  • Phương pháp dùng số liệu (bằng chứng)
  • Phương pháp phân loại, phân tích (bằng chứng)
  • Phương pháp nêu ví dụ (bằng chứng)
  • Phương pháp so sánh (bằng chứng)…

- Bài tập: (6)

+ Yêu cầu về kỹ năng:

Xác định đúng kiểu bài và đối tượng cần thuyết minh: thuyết minh về một loại túi thân thiện với môi trường (thay thế cho bao bì ni lông)

Bài viết đảm bảo 1 đoạn trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp..., biết áp dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.

+ Yêu cầu về nội dung: Túi làm bằng chất liệu gì? Phạm vi, đối tượng sử dụng? Lợi ích?...

+ Sáng tạo: Có cách diễn đạt chính xác, khoa học, nhiều kiến thức sâu rộng.

+ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

2. Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Mô đun 3 số 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI HỌC: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

- Phạm Tiến Duật

Thời lượng: 2 tiết

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ (ĐỌC)

NĂNG LỰC ĐỌC

- Nêu được nội dung bao quát của của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài của tác phẩm.

- Nhận biết được chủ đề, tư tưởng, thông điệp và văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

- Nhận biết được được tình cảm, cảm xúc, của người viết thể hiện qua ngôn ngữ.

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, BPTT.

-. Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ tình cảm, cách sống của bản thân sau khi học tác phẩm.

-Học sinh một số bài thơ có thể loại và độ dài tương đương với bài thơ đã học.

NĂNG LỰC CHUNG

TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC

Học sinh nhận ra và thay đổi những sai sót hạn chế khi học và đọc văn bản khi được giáo viên góp ý.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

YÊU NƯỚC

TRÁCH NHIỆM

Có ý thức tự hào về truyền thống của đất nước.

Thấy được trách nhiệm của mình với đất nước và các anh hùng thương binh, liệt sĩ…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học.

- Bảng phụ, máy tính, máy chiếu, thiết bị đa phương tiện: loa míc, âm thanh…bút dạ, giấy A0.

2. Học liệu.

- Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo về cuộc kháng chiến chống Mĩ, đoạn phim tài liệu về cuộc kháng chiến chống Mĩ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động

(Thời gian)

Mục tiêu

(Số thứ tự YCCĐ)

Nội dung dạy học

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

Hoạt động 1. Khởi động

(5 phút)

(1) HS nêu được ấn tượng chung về văn bản.

Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim tài liệu nói về cuộc kháng chiến chống Mĩ.

GV: Đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về cuộc kháng chiến chống Mĩ cũng như sự hi sinh gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến này.

GV: Giới thiệu vào bài mới.

Trực quan, đàm thoại, gợi mở

Hoạt động 2: Khám phá kiến thức.

(40 phút)

(1) Nêu được nội dung bao quát của của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài của tác phẩm.

(2) Nhận biết được chủ đề, tư tưởng, thông điệp và văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

(3) Nhận biết được được tình cảm, cảm xúc, của người viết thể hiện qua ngôn ngữ.

1. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm, đề tài.

2. Đọc, hiểu hình thức và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

3. Đọc hiểu nội dung của văn bản.

a. Hình ảnh những chiếc xe không kính.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp làm 4 nhóm. (mỗi nhóm 4 em). Phương tiện là giấy khổ A0, bút dạ

- Giao nhiệm vụ cho học sinh:

+ Tìm các hình ảnh, từ ngữ nói về những chiếc xe không kính?

+ Tác dụng?

+ Nguyên nhân nào đã khiến những chiếc xe có đặc điểm như vậy?

+ Qua đó em hình dung như thế nào về tính chất của cuộc chiến tranh này?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết ý tường về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian 5 phút

- Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời chung, đại diện nhóm ghi vào phần trung tâm của khăn trải bàn. (5 phút)

- GV viên quan sát và hộ trợ HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả việc thực hiên nhiệm vụ của nhóm mình.

- GV điều khiển các nhóm nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức:

+ Các hình ảnh thơ, từ ngữ: không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước.

+ Nguyên nhân: bom giật bom rung.

+ Tác dụng: Làm hiện lên hình ảnh biến dạng, trần trụi của những chiếc xe không kính.

+ Tính chất cuộc chiến tranh: Khốc liệt, dữ dội.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm

b. Vẻ đẹp của người lính lái xe.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp làm 4 nhóm.

- Yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập theo nội dung của từng nhóm.

- Nhóm 1: Tư thế của người lính.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tư thế của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

- Nhóm 2: Tinh thần của người lính.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tinh thần của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

- Nhóm 3: Tình đồng chí, đồng đội.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tình đồng chí, đồng đội của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

- Nhóm 4: Ý chí chiến đấu của người lính.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tinh thần của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh tổng hợp phần tìm hiểu theo nhiệm vụ của từng nhóm và ghi ra phiếu học tập

- GV quan sát các nhóm học sinh làm việc và có hướng dẫn cụ thể cho các nhóm (nếu cần)

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

- Tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét.

- GV bổ sung, và hướng dẫn học sinh chốt các ý như sau:

Nhóm 1:

- Những hình ảnh diễn tả tư thế của người lính: Ung dung, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng….

- Những BPNT: Đảo ngữ, nhân hoá, điệp ngữ…

- Hiệu quả: Nhấn mạnh tư thế ung dung, tự tin tập trung cao độ , coi thường hiểm nguy.

Nhóm 2:

- Những hình ảnh, từ ngữ: ừ thì, bụi phun tác trắng, chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc, cười ha ha; mưa tuôn, mưa xối, chưa cần thay…

- Những BPNT: Điệp ngữ, so sánh.

- Hiệu quả: Tinh thần lạc quan, dũng cảm, coi thường hiểm nguy của những người lính.

Nhóm 3:

- Những từ ngữ hình ảnh: bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, Chung bát đũa nghĩa là ra đình đấy…

- BPNT: Điệp ngữ, sử dụng từ láy.

- Hiệu quả: thể hiện tình đồng chí, đồng đội rất gắn bó, cởi mở, chân thành.

Nhóm 4:

- Những từ ngữ, hình ảnh: Xe vẫn chạy, vì miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim.

- BPNT: hoán dụ

- Hiệu quả: Nhấn mạnh ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm

Đàm thoại, gợi mở

Đàm thoại, gợi mở

Hợp tác, KT khăn trải bàn

Hợp tác, phát phiếu học tập

Hoạt động 3.

Luyện tập

(20 phút)

(4) Khái quát nội dung và nghệ tuật của bài thơ

Khái quát những vấn đề trọng tâm của bài thơ.

Hợp tác, sơ đồ tư duy

Hoạt động 4 Vận dụng

(15 phút)

(5) Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ tình cảm, cách sống của bản thân sau khi học tác phẩm. (Có ý thức tự hào về truyền thống của đất nước. Thấy được trách nhiệm của mình với đất nước và các anh hùng thương binh liệt sĩ.)

Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thông điệp gửi gắm trong bài thơ.

Đàm thoại, gợi mở

Hoạt động 5: Mở rộng

(10 phút)

(6) Học sinh một số bài thơ có thể loại và độ dài tương đương với bài thơ đã học.

Liên hệ mở rộng với một số bài thơ khác cùng thể loại để củng cố, hệ thống hóa kiến thức trong CT.

*Hướng dẫn về nhà:

- HS phân tích nội dung nghệ thuật bài thơ

- Dặn dò và hướng dẫn học bài sau.

Đàm thoại, gợi mở.

Đánh giá bài viết
1 25.000
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi