Mẫu giáo án môn Vật lý THCS theo công văn 5512

Mẫu giáo án môn Vật lý THCS theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

1. Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 6 theo công văn 5512

Chương I: CƠ HỌC

Tuần 1 – Bài 1+2 - Tiết 1

ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng.

- Biết được các bước đo độ dài.

2. Kĩ năng:

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài. Xác định được độ dài trong một số dụng cụ thường gặp.

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo,

- Củng cố các mục ước lượng độ dài cần đo, chọn thước thích hợp, xác định GHĐ và ĐCNN.

- Biết đặt thước đúng, biết đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.

- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ:

Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu:

Cho mỗi nhóm học sinh: Thước kẻ có ĐCNN: 1mm. Thước dây hoặc thước mét ĐCNN: 0,5cm. Chép ra giấy bản H1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”.

- Cho cả lớp: Tranh vẽ to một thước kẻ có: - GHĐ: 20cm, ĐCNN: 2mm.

2. Học sinh:

Mỗi nhóm: bảng H1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động: HS đưa ra dự đoán nguyên nhân tại sao có sự nhầm lẫn của 2 chị em

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc phần mở đầu chương I trong SGK.

+ Chương I nghiên cứu những vấn đề gì?

+ Mở bài 1 nghiên cứu phần mở bài trả lời câu hỏi:

? Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây mà hai chị em lại có các kết quả khác nhau?

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Làm theo yêu cầu.

- Giáo viên: Y/C HS thảo luận đưa ra các vấn đề trong câu chuyện của 2 chị em và nếu các phương án giải quyết. GV nx từng phương án.

- Dự kiến sản phẩm:

Tình huống học sinh sẽ trả lời:

- Gang tay của hai chị em không giống nhau.

- Độ dài gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau.

*Báo cáo kết quả: (phần dự kiến sp)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Để tránh khỏi tranh cãi, 2 chị em cần phải thống nhất với nhau những điều gì? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này..

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

CHƯƠNG I : CƠ HỌC

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài (5 phút)

1. Mục tiêu:

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1 - C5.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá./

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Em hãy cho biết đơn vị đo độ dài hợp pháp là gì? Kí hiệu là gì? Ngoài ra còn có đơn vị nào khác?

+ Làm C1?

+ Để đo độ dài của một vật nào đó cần phải dùng dụng cụ gì? cách đo như thế nào?

+ Mỗi bàn làm một nhóm ước lượng độ dài 1m trên bàn và dùng thước kiểm tra xem nhóm mình ước lượng có đúng không?

+ Nêu cầu tất cả HS tự ước lượng một gang tay của mình và dùng thước kiểm tra kết quả ước lượng.

- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1 - C5.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc SGK, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1 - C5.

+ Mỗi bàn làm một nhóm ước lượng độ dài 1m trên bàn và dùng thước kiểm tra xem nhóm mình.

+ HS tự ước lượng một gang tay của mình và dùng thước kiểm tra kết quả ước lượng.

- Giáo viên: gọi một vài em báo cáo sự sai lệch khi kiểm tra kết quả.

- Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung.

I/ Đơn vị đo độ dài.

1/ Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.

+ Đơn vị đo độ dài thường dùng là: Mét ( kí hiệu : m)

+ Ngoài ra: dm, cm, mm, km. 1inh = 2,54 cm

C1: 1m = 10dm; 1m = 100 cm

1cm = 10mm; 1km = 1000 m

2/ Ước lượng độ dài:

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 6 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-vat-ly-lop-6-theo-cong-van-5512-205766

2. Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 7 theo công văn 5512

Chương I. QUANG HỌC

Tuần 1 – Bài 1 - Tiết 1

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được định nghĩa về nguồn sáng và vật sáng.

- Biết cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng.

2. Kĩ năng:

- Biết được điều kiện để nhìn thấy một vật.

- Phân biệt được ngồn sáng với vật sáng.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.

- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu:

Đèn pin, mảnh giấy trắng.

2. Học sinh:

Mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 mảnh giấy trắng. Hộp cát tông, hương, bật lửa, phiếu học tập nhóm.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc phần giới thiệu nội dung chương I.

?Trong chương I - Quang học này chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu những nội dung kiến thức gì?

+ Theo em, vào ban đêm, ở trong phòng có cửa gỗ đóng kín, tắt đèn và mở mắt thì ta có nhận biết được có ánh sáng trong phòng hay không?

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu.

- Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Đọc toàn bộ nội dung phần mở đầu chương I và trả lời những nội dung cần nghiên cứu trong chương I như SGK.

+ Ban đêm mở mắt trong phòng tắt đèn thì không nhận biết được có ánh sáng.

(Hoặc có nhận biết được ánh sáng từ bên ngoài hắt vào.)

*Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

+ GV giới thiệu một số nội dung sẽ nghiên cứu trong chương lại.

+ Vậy điều kiện để nhận biết được có ánh sáng là những gì? Có phải chỉ là mở mắt vào ban ngày (có ánh sáng) hay còn điều kiện gì khác nữa không?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

Thế nào là nguồn sáng, vật sáng, cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng như nào, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết ánh sáng. (10 phút)

1. Mục tiêu:

Biết cách nhận biết được có ánh sáng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Cho HS nghiên cứu SGK.

+ Tiến hành thí nghiệm như hình 1.1, trong trường hợp nào ta thấy đèn phát sáng (mắt nhìn vào đèn)?

+ Đọc 4 trường hợp trong SGK tìm điểm giống nhau trong trường hợp nhận biết được ánh sáng?

+ Rút ra kết luận mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào?

+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.

- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1.

Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ.

- Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS.

- Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung.

I. Nhận biết ánh sáng

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Hoạt động 2: Khi nào ta nhìn thấy 1 vật (10 phút)

1. Mục tiêu: Biết được điều kiện nhìn thấy 1 vật.

2. Phương thức thực hiện: có thể theo PP BTNB

- Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu C2.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: ghi bảng nhóm các câu trả lời

+ Tại sao khi đứng ghi bảng như này, cô không nhìn thấy bạn nào đó ở dưới đang làm việc riêng?

+ Khi nào ta nhìn thấy 1 vật?

+ Hãy đề xuất và làm thí nghiệm chứng minh câu trả lời của em?

+ Rút ra kết luận về điều kiện nhìn thấy 1 vật?

Hay thảo luận trả lời C2

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK, vận dụng những kinh nghiệm thực tế cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.

- Giáo viên:

Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.

+ Vậy tại sao ban đêm (ban ngày trong hang tối, nhà kho tối…), dù mắt ta có mở, hướng vào vật, ta cũng không nhìn thấy vật?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Vì khi đó cô không quay mặt xuống; khi đó cô mải viết bài; khi đó bạn lén lút, không để cô biết; khi đó mắt cô không hướng vào bạn; khi đó không có ai làm việc riêng...

+ Vì không có ánh sáng chiếu vào vật…

+ Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng chiều vào vật. (Hoặc khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta)

+ Làm thí nghiệm tự đề xuất, hoặc như SGK, lấy dụng cụ, tự tiến hành TN để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

+ Rút ra kết luận vào bảng nhóm.

*Báo cáo kết quả: trả lời câu hỏi C2 và kết luận bên cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II. Nhìn thấy một vật

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 6 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-vat-ly-lop-7-theo-cong-van-5512-205769

3. Mẫu giáo án môn Tin học lớp 8 theo công văn 5512

Bài 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
  • Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy thực hiện thông qua các lệnh

2. Kỹ năng

  • Nhận biết được các lệnh trong một chương trình, áp dụng các lệnh để điều khiển máy tính.

3. Thái độ

  • Hình thành hoạt động theo nhóm, có ý thức tự chủ trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực: năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

PHƯƠNG PHÁP:

  • Kết hợp phương pháp như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan.
  • Hoạt động theo nhóm
  • Đặt và giải quyết vấn đề

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án

2. Học sinh:

- Đọc trước bài

- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (1phút)

- Kiểm tra sĩ số:

- Ổn trật tự, tạo không khí thoải mái để bắt đầu tiết học.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút):

Đặt vấn đề và triển khai bài: (5 phút)

Giới thiệu tổng quát của môn tin học 8

Em thấy rằng máy tính như một cục sắt, hay robốt hoạt động được, đi lại được và làm việc nhà được vì sao vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? (18 phút)

Yêu cầu HS tự đọc thông tin trong SGK

? Khi muốn mở một phần mềm trong máy tính em thực hiện như thế nào?

? Muôn đưa một kí tự a,b,… vào máy tính ta thực hiện thế nào?

ü Vậy muốn máy tính thực hiện một công việc nào đó theo ý muốn của mình thì ta phải làm thế nào để máy tính hiểu và thực hiện?

VD: khi tìm kiếm một cụm từ và cần thay thế cụm từ đó trong máy tính thì ta thực hiện như thế nào?

NX: ta thấy máy tính sẽ thực hiện lệnh nào trước?

? Để chỉ dẫn một công việc nào đó cho máy tính thì máy tính sẽ thực hiện như thế nào?

? Vậy con người chỉ dẫn cho máy thực hiện công việc như thế nào?

HS: Thực hiện

HS: trả lời

HS: Nhận xét.

TL: - Dùng chuột chọn biểu tượng trên màn hình.

- dùng chuột vào start Programs chọn chương trình cần thực hiện.

HS: trả lời

HS: Nhận xét

Ta gõ phím đó tương ứng từ bàn phím.

HS: trả lời.

ü TL: Để máy tính thực hiện một công việc theo ý muốn của con người thì ta phải đưa ra chỉ dẫn thích hợp cho máy tính.

HS: Trả lời.

HS: Nhận xét.

TL: Chọn Edit find trong Replace find what: cụm từ Replace with: cụm từ cần thay thế Replace.

HS: Trả lời

TL: Máy tính sẽ thực hiện việc tìm kiếm trước sau đó sẽ thay thế.( Máy tính sẽ lưu cụm từ vào bộ nhớ, tìm đến vị trí mới và thay thế lại).

HS: Trả lời.

ü TL: Khi con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được.

HS: Trả lời.

HS: Nhận xét.

ü TL: Con người chỉ dẫn máy tính thực hiện thông qua các lệnh.

Hoạt động 2: Rôbốt nhặt rác (18 phút)

? Em hãy nêu một số người máy mà em biết?

Yêu cầu HS đọc thông tin

? Thông qua các ví dụ trên em hiểu thế nào là người máy?

Tìm hiều ví dụ về người máy nhặt rác.

Yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK.

? Từ vị trí của robốt có thể thực hiện lệnh nào để nhặt rác được chính xác?

HS: Trả lời.

- Asimô.

- Cuộc thi rôbôcon.

….

HS: Thực hiện.

HS: Trả lời.

HS: Bổ sung.

ü Robốt( Người máy) là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động thông qua sự điều khiển của con người.

HS: Thực hiện.

HS: Trả lời.

HS: Nhận xét.

TL: Trình bày quá trình thực hiện công việc thông qua máy lệnh:

3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng (10 phút):(2 phút)

- Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?

- Lấy ví dụ?

4. Dặn dò: (1 phút)

- Về nhà học bài

- Soạn trước phần tiếp theo.

Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-tin-hoc-lop-8-theo-cong-van-5512-205895

4. Mẫu giáo án môn Tin học lớp 9 theo công văn 5512

Chủ đề 1:

MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

Giới thiệu chung về chủ đề:

Ở các lớp dưới các em đã được học một số phần mềm ứng dụng như: Microsoft Word, Microsoft Excel, NNLT Pascal. Hàng ngày, các em thường hay trao đổi với bạn bè bằng cách Chat và gửi Email, các em có bao giờ thắc mắc là tại sao người ta lại có thể làm được như vậy không. Muốn biết câu trả lời thì các em sẽ hiểu rõ hơn trong chương trình lớp 9

Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 6 tiết (PPCT: tiết1,2,3,4,5,6)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

-Kiến thức:

+ Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.

+ Biết khái niệm mạng máy tính, Internet, địa chỉ IP, hệ thống WWW, siêu văn bản, Trang web, trình duyệt web, website.

+ Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.

+ Các lợi ích chính do Internet mang lại, sơ lược về giao thức TCP/IP.

+ Biết các cách kết nối Internet.

+ Truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet.

- Kỹ năng:

+ Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề liên quan đến mạng máy tính và internet

+ Kỹ năng quan sát, lắng nghe và hoạt động nhóm có hiệu quả.

+ Rèn kỹ năng khai thác, tìm kiếm thông tin, học liệu tham khảo.

+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

+ Phân biệt được qua hình vẽ: các mạng LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình mạng ngang hàng và mô hình khách chủ.

+ Biết tìm kiếm thông tin trên Internet.

+ Sử dụng được trình duyệt web.

- Thái độ:

+Giáo dục học sinh có ý thức mạng máy tính và internet đúng mục đích để đạt hiệu quả tốt.

+ Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.

+ Yêu thích môn Tin học cũng như các môn khoa học khác và ý thức vận dụng các kiên thức đã học vào tìm hiểu nội dung bài học.

+ Nghiêm túc trong khi học tâoj, có ý thức bảo vệ chung.

+ Giúp đỡ nhau trong học tập.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

+ Thực hiện theo đúng quy trình và đúng mục đích khi sử dụng mạng máy tính và internet

+ Sử dụng thành thạo các trình duyệt Web thông dụng trên internet để tìm kiếm thông tin.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GIÁO VIÊN:

- Hình vẽ sgk, mô hình .

- Phiếu học tập của học sinh.

- Bảng Phụ.

2. HỌC SINH:

- Tiếp cận nội dung bài mới.

- Mỗi nhóm đem theo 1 bảng nhóm.

- Tìm hiểu về mạng Internet, trình duyệt web, cách tổ chức thông tin trên Internet

- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động

Mục tiêu hoạt động

Nội dung, phương pháp, tổ chức hoạt động học tập của học sinh

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động.

- Học sinh biết được mạng máy tính, mạng Internet, các thành phần của mạng máy tính?

Noäi dung: - Trước khi vào bài GV cho HS xem hình ảnh (tranh minh họa).

? Em hãy xem những hình ảnh trên nói về vấn đề gì?

Phương thức tổ chức hoạt động học tập:

(Tổ chức HS hoạt động nhóm)

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Đề nghị học sinh xác định:

Câu 1: Mạng máy tính, Internet là gì?Câu 2: Các thành phần của mạng?

*Thực hiện nhiệm vụ

+ Làm việc theo nhóm:

Phân nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm hoạt động

Nhóm 1, 2: Thực hiện câu hỏi 1

Nhóm 3, 4: Thực hiện câu hỏi 2

Học sinh tự suy nghĩ và viết câu trả lời vào bảng nhóm

*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại

*Đánh giá kết quả hoạt động

GV: Nhận xét, đánh giá chung cho hoạt động tìm hiểu trên. Chốt kiến thức

- Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng, …

- Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.

- Các thành phần của mạng:

+ Thiết bị đầu cuối

+ Môi trường truyền dẫn

+ Các thiết bị kết nối mạng

+ Giao thức truyền thông:

- Mạng internet

Nhóm 1,2:

- Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên

- Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới

Nhóm 3, 4:

- Các thành phần của mạng:

+ Thiết bị đầu cuối

+ Môi trường truyền dẫn

+ Các thiết bị kết nối mạng

+ Giao thức truyền thông:

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-tin-hoc-lop-9-theo-cong-van-5512-205896

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 2.484
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi