Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo công văn 5512

Tải về

Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo công văn 5512

Tiết 1

BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

  • Sau khi học song học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

2. Kỹ năng:

  • Biết cách bảo vệ an toàn điện cho người và thiết bị.

3. Thái độ:

  • Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.

4. Năng lực, phẩm chất :

  • Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
  • Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
  • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

  • Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
  • Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

  • Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo
  • Các tranh ảnh về nghề điện dân dụng

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện.

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Trình bày sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: Thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên được tiếp xúc với điện vậy điện năng có vai trò như thế nào trong cuốc sống hàng ngày ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

- GV cho HS đọc nội dung trong sách giáo khoa.

- GV chốt lại vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:

- Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống.

- Nghề điện dân dụng rất đa dạng.

- Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- HS đọc nội dung trong SGK

- HS nghe giảng

I. Vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:

- Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống.

- Nghề điện dân dụng rất đa dạng

- Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.

- GV cho HS hoạt động nhóm (chia học sinh làm 4 nhóm):

Nhóm 1: Thảo luận nội dung “Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng

Nhóm2: Thảo luận nội dung

Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

Nhóm 3: Thảo luận nội dung “Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

Nhóm 4: Thảo luận nội dung “Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động”.

- GV hướng dẫn HS nêu các mục 5); 6); 7)

Thông qua hệ thống câu hỏi:

Triển vọng của nghề?

Nơi nào đào tạo nghề?

Hoạt động của nghề?

- HS hoạt động theo nhóm

- Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét.

- Học sinh suy nghĩ - trả lời như Sgk.

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:

1) Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.

SGK trang 5

2) Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.

- Bao gồm các lính vực:

+ Lắp đặt mạng điện sản xuất, sinh hoạt.

+ Lắp đặt trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt.

+Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố về điện.

3) Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.

+ Thường được thực hiện trong nhà.

+ Có những công việc thực hiện ngoài trời.

+ Có những công việc cần trèo cao, đi lưu động, làm việc gần khu vực có điện dễ gây nguy hiểm đế tính mạng.

4) Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động:

Kiến thức

Kĩ năng

Thái độ

Sức khỏe

5)Triển vọng của nghề.

6)Những nơi đào tạo nghề.

7)Những nơi hoạt động.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Vấn đáp

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập

- Nghề điện dân dụng có vai trò, vị trí gì trong sản xuất và đời sống?

- Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao độngnhư thế nào?

- Nghề điện dân dụng có triển vọng như thế nào?

-Nơi nào đào tạo? Nơi hoạt động nghề điện dân dụng?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

Để trở thành người thợ điện ,cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm một số hình ảnh về điều kiện,những nơi làm việc của nghề điện:

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo công văn 5512 nhé.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 3.527
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm