Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 8 theo công văn 5512

Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 8 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

Mẫu kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 8 mới nhất

PHẦN I: VẼ KĨ THUẬT

CHƯƠNG I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC

Tiết 1- Bài 1

VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT

VÀ ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU

2. Kiến thức:

- Sau khi học song học sinh biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật(BVKT) thông thường.

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.

- Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn kĩ thuật

2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích các hoạt động cũng như hiện tượng thực tế.

3. Thái độ: Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

4.2. Phẩm chất:

- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ...

2. Học sinh:

- Đọc trước bài ở nhà.

- Tìm hiểu một số hiện tượng liên quan tới bài học như bóng cây, bóng nhà ...

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện, Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

n/c tình huống. và hđ nhóm

đặt câu hỏi học tập hợp tác

B. HHHT kiến thức

hđ nhóm nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp.

đặt câu hỏi học tập hợp tác , sơ đồ tư duy

C. HĐ luyện tập

hđ nhóm, hđ cá nhân, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp, đặt câu hỏi học tập hợp tác

D. HĐ vận dụng

nêu vấn đề và gqvđ

câu hỏi, hợp tác

E. HĐ tìm tòi, mr

nêu vấn đề và gqvđ, đặt câu hỏi, hợp tác

2. Tổ chức các hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu: huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức:Hđ cá nhân, hđn

3. Sản phẩm: Phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- GV đưa ra 1 tình huống cho HS theo dõi: mẹ bạn A mua 1 chiếc nồi cơm điện mới về, đang loay hoay không biết sử dụng như thế nào, bạn B sang chơi thấy vậy bạn B hướng dẫn mẹ bạn A tỉ mỉ cách sử dụng chiếc nồi đó. Theo em tại sao bạn B lại làm được như vậy.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh hđ nhóm trả lời câu hỏi…

- Giáo viên quan sát hđ hs

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->GV: Dẫn dắt vào bài: trước khi sử dụng 1 loại máy móc nào đó hoặc trước khi thi công 1 công trình nào đó chúng ta cần phải có 1 công cụ hỗ trợ đặc biệt, công cụ đó là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. GV ghi đầu bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:

1. Mục tiêu: Nắm được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

- GV yêu cầu Hs đọc thông tin SGK/29 tìm hiểu thông tin hoạt động nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho biết thế nào là BVK ?

- Các ngành có thể dùng bản vẽ của nhau được không? Tại sao?

- Bản vẽ kĩ thuật thể hiện bằng cách nào?

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Thống nhất ý kiến đưa ra kết luận

I: Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:

(8 phút)

- BVKT trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ

Các ngành chỉ dùng bản vẽ của ngành mình ...

- BVKT thường vẽ bằng tay, có thể có sự trợ giúp của máy tính.

Hoạt động 2: Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất

1. Mục tiêu: Nắm được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân, nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung..

- Giáo viên đánh giá, chốt KT.

5. Tiến trình hoạt động:

- GV đưa ra một số câu hỏi yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 phút phác họa câu trả lời sau đó treo lên bức tường gần nhóm mình nhất. Tất cả các nhóm có thời gian 3 phút đi xem triển làm đưa ra ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.

- Trong giao tiếp hàng ngày con người trao đổi thông tin với nhau thường dùng các phương tiên gì?

- Những người khiếm thính giao tiếp với nhau như thế nào.

- Người thiết kế công trình thường sử dụng phương tiện gì để trình bày ý tưởng của mình?

- Người công nhân khi chế tạo các sản phẩm và thi công các công trình cần căn cứ vào cái gì?

- Vậy bản vẽ kĩ thuật có tầm quan trong như thế nào đối với sản xuất?

II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất. (8 phút)

- Con người giao tiếp với nhau bằng cử chỉ, tiếng nói , chữ viết

- Họ thể hiện trên bản vẽ kĩ thuật

- Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật.

* Đối với sản xuất: Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật. Nó diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình

Hoạt động 3:Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống.

1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân, nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung..

- Giáo viên đánh giá, chốt KT.

5. Tiến trình hoạt động

- GV chiếu hình 1.3 a,b yêu cầu HS quan sát và cho biết ý nghĩa của các hình này trong cuộc sống?

- HS hoạt động cặp đôi 3 phút trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Khi mua các sản phẩm muốn sử dụng an toàn và có hiệu quả các sản phẩm đó chúng ta cần phải làm gì?

- Em hãy lấy ví dụ trong thực tế khi gia đình em mua đồ gia dụng?

- Vậy bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với đời sống?

- HS đưa ra kêt luận.

III. bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống: (8 phút)

- Hs: Cần sử dụng theo chỉ dẫn bằng hình vẽ và bằng lời.

- Bản vẽ KT: là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 8 theo công văn 5512 nhé.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
3 4.650
0 Bình luận
Sắp xếp theo