Hình thức, phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
Hình thức, phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học học sinh. Dưới đây là một số mẫu dành cho các lớp 3 mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về để nộp lên hệ thống.
Hình thức, phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5
1. Hình thức tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
Theo đà phát triển của xã hội, trong lĩnh vực giáo dục và dạy học cũng ngày càng nhiều hình thức tư vấn hỗ trợ học sinh hơn, các hình thức đó được gói gọn trong hai hình thức tư vấn hỗ trợ học sinh chính là:
- Tư vấn trực tiếp
- Tư vấn gián tiếp
Có thể chia hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học thành các hình thức khác nhau dựa vào một số tiêu chí cơ bản. Cụ thể là:
- Căn cứ vào phương tiện tư vấn, hỗ trợ: có thể chia thành tư vấn, hỗ trợ trực tiếp (gặp gỡ trực tiếp, mặt đối mặt) và tư vấn, hỗ trợ gián tiếp (qua phương tiện điện thoại, e-mail, tin nhắn…).
- Căn cứ vào quy mô tư vấn, hỗ trợ: có thể chia thành tư vấn, hỗ trợ cá nhân và tư vấn, hỗ trợ nhóm (gồm cả nhóm nhỏ và nhóm lớn - toàn lớp, toàn trường).
- Căn cứ vào nội dung tư vấn, hỗ trợ, có thể chia thành: tư vấn, hỗ trợ về học tập; tư vấn, hỗ trợ về giao tiếp; tư vấn, hỗ trợ về phát triển bản thân; tư vấn, hỗ trợ về vấn đề hướng nghiệp; tư vấn, hỗ trợ về sức khỏe giới tính,.......
2. Phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
Trong quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh, bên cạnh những phương pháp tư vấn cơ bản như trò chuyện, trực quan… giáo viên cũng cần sử dụng các phương pháp khác nhằm đánh giá, nhận diện biểu hiện và mức độ khó khăn mà học sinh gặp phải như quan sát, trắc nghiệm, phân tích sản phẩm hoạt động và nghiên cứu hồ sơ học sinh. Do vậy trong nội dung này, chúng tôi trình bày kết hợp nhóm phương pháp tư vấn, hỗ trợ và nhóm phương pháp đánh giá khó khăn của học sinh.
Phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
2.1. Nhóm phương pháp đánh giá tâm lí, khó khăn của học sinh
* Phương pháp quan sát
- Khái niệm: Là phương pháp giáo viên dựa trên sự tri giác có chủ định, có mục đích nhằm xác định các đặc điểm tâm lí và mức độ khó khăn của học sinh qua hành vi, cử chỉ, lời nói, biểu cảm...trong các hoàn cảnh tự nhiên để giúp giáo viên xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh có hiệu quả
- Ý nghĩa: 1- Phương pháp này cho phép giáo viên thu thập thêm thông tin về những biểu hiện về hành vi, thái độ, diễn biến tâm lí của học sinh ở các môi trường khác nhau (như trên lớp, trong trường, ngoài trường, khi giao tiếp trực tiếp hay trên không gian mạng), với các đối tượng khác nhau (như với bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ, người thân); 2- Giúp giáo viên nhìn nhận vấn đề trực tiếp trong bối cảnh tự nhiên; 3- Giúp giáo viên hiểu học sinh hơn, góp phần lí giải nguyên nhân, mức độ khó khăn hay vấn đề vướng mắc học sinh đang gặp phải và lên kế hoạch hỗ trợ học sinh hoặc có sự điều chỉnh cách thức tác động đến học sinh cho phù hợp.
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Giáo viên có kế hoạch quan sát cụ thể và ghi chép thông tin đầy đủ (mục đích, thời gian, địa điểm, tình huống quan sát, kết quả); 2- Tập trung quan sát nhưng không để học sinh cảm thấy các em đang bị giám sát; 3- Kết hợp quan sát sự kiện và mức độ thường xuyên của hành vi; 4- Giữ thái độ khách quan khi quan sát, không đánh giá hành vi, thái độ hay sự kiện xảy ra với học sinh; 5- Nên thiết kế bảng ghi chép và cách thức ghi chép dễ dàng, thuận tiện; 6- Nếu sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác (camera, máy ảnh), cần sử dụng khéo léo, tránh phá vỡ bối cảnh tự nhiên của hành vi và sự kiện.
* Phương pháp trắc nghiệm
- Khái niệm: Trắc nghiệm tâm lí (test) là một công cụ đã được chuẩn hóa dùng để đo lường một cách khách quan một hay một số đặc tính cá nhân như tính cách, sở thích, hành vi, thái độ…
- Ý nghĩa: Phương pháp này giúp giáo viên có thêm thông tin về học sinh để đánh giá mức độ của những khó khăn học sinh đang gặp phải, làm cơ sở để đưa ra kế hoạch tư vấn, hỗ trợ phù hợp.
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Khi sử dụng trắc nghiệm, nếu cần thiết, nên có ý kiến chuyên môn của các nhà tâm lí hay chuyên gia trắc nghiệm; 2- Trong trường hợp cần sử dụng, giáo viên cần nắm rõ mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng các trắc nghiệm và được tập huấn, hướng dẫn sử dụng và phân tích kết quả những trắc nghiệm được chuẩn hóa; 3- Một số trắc nghiệm chuyên sâu khi cho học sinh trả lời cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người bảo trợ của các em
* Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
- Khái niệm: Là phương pháp trong đó giáo viên căn cứ vào những kết quả, sản phẩm của học sinh (tranh vẽ, bài thuyết trình…) thực hiện trong quá trình học tập, giáo dục để tìm hiểu, đánh giá những khía cạnh liên quan đến nhận thức, trí tuệ, tình cảm, sở thích, hứng thú, tính cách…cũng như biểu hiện khó khăn của học sinh trong học tập và cuộc sống.
- Ý nghĩa: Giúp giáo viên có thêm thông tin về học sinh và có cơ sở để đánh giá học sinh một cách khách quan và toàn diện. Bởi lẽ những sản phẩm do học sinh thực hiện trong học tập, lao động và rèn luyện sẽ phần nào nói lên đặc điểm riêng về phẩm chất, năng lực, sở thích, hứng thú… cũng như những khó khăn các em gặp phải. Từ đó, giáo viên có thể tập hợp thông tin để hiểu học sinh cũng như những khó khăn các em gặp phải và có kế hoạch tư vấn, hỗ trợ phù hợp.
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Chú ý xem xét sản phẩm hoạt động trong mối liên hệ với thời gian, không gian của hoạt động và điều kiện tiến hành hoạt động; 2- Quan tâm đến những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình hoạt động để tạo ra sản phẩm như những tác động của ngoại cảnh, hứng thú, tâm trạng…của học sinh; 3- Giáo viên nên kết hợp với các phương pháp khác như quan sát và trò chuyện để phân tích khách quan, chính xác những biểu hiện khó khăn, đặc điểm tâm lí của học sinh qua sản phẩm hoạt động (không suy diễn hay áp đặt theo ý chủ quan của giáo viên).
* Phương pháp nghiên cứu hồ sơ học sinh
- Khái niệm: Là phương pháp trong đó giáo viên tìm hiểu, phân tích hồ sơ học sinh như hồ sơ về thành tích học tập (học bạ); sự phát triển thể chất (sổ sức khỏe); thông tin về gia đình và cha mẹ học sinh (phiếu thông tin học sinh) để có thêm thông tin hỗ trợ cho việc nhận định, đánh giá những khó khăn học sinh đang gặp phải.
- Ý nghĩa: Thông tin thu được từ phương pháp nghiên cứu hồ sơ học sinh giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện hơn về học sinh, góp phần tìm ra nhưng khó khăn mà học sinh gặp phải, nguyên nhân của những khó khăn đó cũng như gợi ý hướng tư vấn, nguồn hỗ trợ học sinh phù hợp.
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Chỉ được tìm hiểu hồ sơ học sinh khi thấy cần thiết và được đồng ý của nhà trường; 2- Ghi chép đầy đủ thông tin về học sinh theo diễn tiến thời gian; 3- Khách quan tập hợp thông tin từ các nguồn hồ sơ và kết hợp với những phương pháp đánh giá khó khăn của học sinh khác để xác định rõ vấn đề mà học sinh gặp phải cũng như nguyên nhân và nguồn hỗ trợ phù hợp.
2.2. Nhóm phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh
* Phương pháp trò chuyện
- Khái niệm: Là phương pháp tư vấn, hỗ trợ, trong đó giáo viên trao đổi, tương tác trực tiếp với học sinh về vấn đề có liên quan đến những khó khăn mà học sinh đang gặp phải bằng hệ thống câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
- Ý nghĩa: 1- Giúp giáo viên thiết lập được mối quan hệ với học sinh và thu thập thông tin để hiểu học sinh hơn; 2- Giúp học sinh bày tỏ tình cảm, bộc lộ được vấn đề đang gặp phải và khám phá được tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề.
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Xác định rõ mục đích của buổi trò chuyện; 2- Thể hiện thái độ cởi mở, vui vẻ và thân thiện với học sinh để tạo môi trường giao tiếp tích cực khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin; 3- Đặt câu hỏi phù hợp, linh hoạt hoặc nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, bộc lộ sự hiểu biết, kinh nghiệm, từ đó phát hiện ra các khía cạnh có liên quan đến vấn đề cần giải quyết; 4- Lắng nghe ý kiến của học sinh, phản hồi nội dung và xúc cảm một cách phù hợp; 5- Khích lệ học sinh suy nghĩ và trao đổi để đạt được mục đích của quá trình trò chuyện; 6- Ghi chép những thông tin chính (có thể trong khi trò chuyện hoặc sau khi trò chuyện)
* Phương pháp trực quan
- Khái niệm: Là phương pháp giáo viên sử dụng những phương tiện trực quan (như tranh ảnh, video, mẫu vật thật...) hay phương tiện kĩ thuật trong quá trình tư vấn, hỗ trợ giúp học sinh nhận diện vấn đề, khám phá bản thân để từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn mà bản thân đang gặp phải.
- Ý nghĩa: 1- Hình thức minh họa hoặc trình bày trực quan giúp học sinh hiểu rõ vấn đề của mình hơn và dễ dàng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của mình; 2- Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với học sinh tiểu học, hay với những trường hợp học sinh khó hoặc không muốn bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách trực tiếp (Chẳng hạn, giáo viên cùng học sinh chơi với các đồ vật, con thú nhỏ để nói về những vấn đề trong mối quan hệ của các em với bạn bè, thầy cô, cha mẹ...).
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Lựa chọn phương tiện (tranh, ảnh, video) phù hợp với mục đích, nội dung tư vấn, hỗ trợ; 2- Lựa chọn không gian, đặt câu hỏi phù hợp để học sinh thể hiện suy nghĩ của bản thân qua phương tiện trực quan.
* Phương pháp kể chuyện
- Khái niệm: Là phương pháp giáo viên dùng lời nói, điệu bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có liên quan đến vấn đề của học sinh để giúp học sinh nhìn nhận vấn đề của bản thân trên cơ sở sự phân tích, đánh giá về các cách giải quyết vấn đề trong trong câu chuyện.
- Ý nghĩa: 1- Thông qua nội dung câu chuyện và cách thức kể chuyện của giáo viên sẽ hình thành và phát triển được những cảm xúc tích cực và niềm tin đúng đắn ở học sinh; 2- Giúp học sinh học được cách thức giải quyết tích cực dựa trên sự phân tích và đánh giá vấn đề; 3- Giúp học sinh phân tích, đánh giá, liên hệ và rút ra bài học bổ ích cho bản thân từ nội dung câu chuyện.
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Câu chuyện phù hợp với mục đích tư vấn, hỗ trợ và đặc điểm tâm lí của học sinh.; 2- Nội dung câu chuyện gần gũi với đời sống thực tiễn của học sinh (có thể sáng tác hoặc được viết theo các sách/báo, hoặc được sưu tầm từ đời sống thực tiễn); 3- Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi hoặc vấn đề để định hướng chú ý, dẫn dắt tư duy có chủ định ở học sinh; yêu cầu học sinh dự đoán về diễn biến của câu chuyện, cách xử lí tình huống của nhân vật trong câu chuyện…
* Phương pháp thuyết phục
- Khái niệm: Là phương pháp mà ở đó, giáo viên dùng lí lẽ, minh chứng cụ thể để tác động đến học sinh, giúp học sinh thay đổi nhận thức, thái độ và có hành vi tích cực để tự điều chỉnh bản thân.
- Ý nghĩa: 1- Phương pháp này giúp học sinh nhìn nhận rõ về vấn đề mà mình đang gặp khó khăn, vướng mắc cũng như hiểu bản thân mình hơn; 2- Hình thành và phát triển được những cảm xúc tích cực và niềm tin đúng đắn ở học sinh, từ đó điều chỉnh hành vi theo hướng mong đợi.
- Lưu ý khi sử dụng: 1- Giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp; 2- Đưa ra minh chứng cụ thể, rõ ràng; 3- Khi thuyết phục, cần tác động đến cả nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh; 4- Giáo viên thể hiện sự quan tâm, thuyết phục bằng tình cảm nhiều hơn để học sinh hiểu và làm theo.
Trên đây là các Hình thức, phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học. Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Mỹ Dung
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán 2024
-
Ngân hàng câu hỏi phần công nghệ thông tin mô đun 3 Tiểu học
-
(Chuẩn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
-
Mẫu đánh giá, rà soát sách Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Chân trời sáng tạo
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Tuyển tập thơ chủ đề gia đình cho bé hay nhất
40+ Khẩu hiệu khai giảng năm học mới 2024
Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn?
Top 4 mẫu Kế hoạch tổ chức hội thi văn nghệ 20/11 2024 (mới cập nhật)
Lịch báo giảng lớp 1 năm học 2024 - 2025 (sách mới)
Đáp án trắc nghiệm module 4 môn Giáo dục công dân THCS