(Chính xác) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tập huấn sách mới lớp 9 KNTT môn Văn
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 môn Văn Kết nối tri thức
- Câu hỏi tập huấn SGK mới lớp 9 môn Ngữ văn KNTT
- Câu hỏi 1. Các bài học trong SGK Ngữ văn 9 được thiết kế như thế nào?
- Câu hỏi 2. Nhận định nào sau đây thể hiện đúng nhất cách lựa chọn ngữ liệu để đưa vào mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 9?
- Câu hỏi 3. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với định hướng đổi mới dạy học đọc văn bản trong SGK Ngữ văn 9?
- Câu hỏi 4. VB thuộc những loại, thể loại cơ bản nào được dùng để dạy học đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 9?
- Câu hỏi 5. Nhận định nào sau đây thể hiện đúng sự khác biệt quan trọng ở yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 9 so với SGK các lớp trước?
- Câu hỏi 6. Trong SGK Ngữ văn 9, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?
- Câu hỏi 7. Việc đưa kiến thức văn học và tiếng Việt vào mỗi bài học căn cứ trên cơ sở nào?
- Câu hỏi 8. Hoạt động nói và nghe ở Ngữ văn 9 gồm có những hình thức nào?
- Câu hỏi 9. GV cho HS tìm hiểu kiến thức tiếng Việt trong mỗi bài học vào lúc nào là hiệu quả nhất?
- Câu hỏi 10. SGK Ngữ văn 9, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chủ trương đổi mới hình thức đánh giá kết quả học tập theo hướng nào?
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết 10 câu hỏi tập huấn sách giáo khoa mới lớp 9 môn Ngữ văn bộ KNTT có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô hoàn thành tốt đợt tập huấn sách giáo khoa mới theo chương trình GDPT 2018.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 môn Văn Kết nối tri thức
Câu 1: | C | Câu 6: | A |
Câu 2: | C | Câu 7: | C |
Câu 3: | D | Câu 8: | D |
Câu 4: | B | Câu 9: | A |
Câu 5: | B | Câu 10: | B |
Câu hỏi tập huấn SGK mới lớp 9 môn Ngữ văn KNTT
Câu hỏi 1. Các bài học trong SGK Ngữ văn 9 được thiết kế như thế nào?
A. Tất cả các bài học có cấu trúc giống nhau; có 2 bài tập trung vào thể loại thơ.
B. Tuỳ ngữ liệu chính thuộc loại, thể loại VB nào mà cấu trúc bài học thay đổi.
C. Trong 10 bài học có 9 bài giống nhau về cấu trúc; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.
D. Cấu trúc bài học có thay đổi so với các lớp trước và tiệm cận với cấu trúc bài học trong SGK Ngữ văn 10.
Câu hỏi 2. Nhận định nào sau đây thể hiện đúng nhất cách lựa chọn ngữ liệu để đưa vào mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 9?
A. Tập trung chủ yếu vào loại, thể loại văn bản; còn nội dung văn bản thì linh hoạt.
B. Tập trung vào chủ đề, nội dung các văn bản đều hướng đến chủ đề chung của bài học.
C. Tập trung vào loại, thể loại văn bản, đồng thời có chú ý đến sự kết nối về chủ đề giữa các văn bản.
D. Tập trung chủ yếu vào chủ đề, đồng thời có chú ý đến đặc điểm thể loại của tác phẩm văn học.
Câu hỏi 3. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với định hướng đổi mới dạy học đọc văn bản trong SGK Ngữ văn 9?
A. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát yêu cầu cần đạt của bài học.
B. Tuân thủ quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc văn bản và sau khi đọc.
C. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo ba mức nhận thức: nhận biết; phân tích, suy luận; đánh giá, vận dụng.
D. Dành nhiều thời gian cho HS tìm hiểu và ghi nhớ phần Tri thức ngữ văn trước khi chuyển sang hướng dẫn HS đọc văn bản.
Câu hỏi 4. VB thuộc những loại, thể loại cơ bản nào được dùng để dạy học đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 9?
A. Văn bản văn học gồm truyện (truyện truyền kì, truyện thơ Nôm, truyện trinh thám), thơ (thơ song thất lục bát, thơ tự do), bi kịch; văn bản nghị luận gồm văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và bài phỏng vấn.
B. Văn bản văn học gồm truyện (truyện truyền kì, truyện thơ Nôm, truyện trinh thám), thơ (thơ song thất lục bát; thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ), bi kịch; văn bản nghị luận gồm văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và bài phỏng vấn.
C. Văn bản văn học gồm truyện (truyện truyền kì, truyện thơ Nôm, truyện ngắn hiện đại), thơ (thơ song thất lục bát; thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ), hài kịch; văn bản nghị luận gồm văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và bài phỏng vấn.
D. Văn bản văn học gồm truyện (truyện truyền kì, truyện thơ Nôm, truyện trinh thám), thơ (thơ song thất lục bát; thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ), bi kịch; văn bản nghị luận gồm văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng và bài phỏng vấn.
Câu hỏi 5. Nhận định nào sau đây thể hiện đúng sự khác biệt quan trọng ở yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 9 so với SGK các lớp trước?
A. Có nhiều thể loại văn học phong phú
B. Có yêu cầu HS vận dụng một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu VB văn học.
C. Có một số thể loại văn học lần đầu tiên được đưa vào CT và SGK của Việt Nam
D. Có nhiều tác giả văn học lớn thuộc các giai đoạn khác nhau của văn học Việt Nam.
Câu hỏi 6. Trong SGK Ngữ văn 9, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?
A. Văn bản tự sự: viết một truyện kể sáng tạo; văn bản biểu cảm: tập làm một bài thơ tám chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ; văn bản nghị luận: viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; văn bản thông tin: viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, viết một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động.
B. Văn bản tự sự: viết một truyện kể sáng tạo; văn bản biểu cảm: tập làm một bài thơ tám chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ; văn bản nghị luận: viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; văn bản thông tin: viết bài thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội, viết một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động.
C. Văn bản tự sự: viết một truyện kể sáng tạo; văn bản biểu cảm: tập làm một bài thơ tám chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ; văn bản nghị luận: viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện hoặc thơ; văn bản thông tin: viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, viết một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
D. Văn bản tự sự: viết một truyện kể sáng tạo; văn bản biểu cảm: tập làm một bài thơ tám chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ; văn bản nghị luận: viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; văn bản thông tin: viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, viết một bài phỏng vấn
Câu hỏi 7. Việc đưa kiến thức văn học và tiếng Việt vào mỗi bài học căn cứ trên cơ sở nào?
A. Tầm quan trọng của những kiến thức đó đối với học vấn phổ thông của HS.
B. Giúp HS cập nhật những thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và Việt ngữ học.
C. Khả năng giúp HS vận dụng để thực hành nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học.
D. Tính hiệu quả của những kiến thức đó trong việc giúp HS vận dụng để tìm hiểu, nghiên cứu văn học và tiếng Việt.
Câu hỏi 8. Hoạt động nói và nghe ở Ngữ văn 9 gồm có những hình thức nào?
A. Trình bày ý kiến về một sự việc; thảo luận về một tác phẩm văn học đã đọc; kể một câu chuyện tưởng tượng; thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử; tiến hành một cuộc phỏng vấn.
B. Trình bày ý kiến về một sự việc; thảo luận về một vấn đề; kể một câu chuyện đã đọc; thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử; tiến hành một cuộc phỏng vấn.
C. Trình bày ý kiến về một tác phẩm truyện; thảo luận về một vấn đề; kể một câu chuyện tưởng tượng; thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử; tiến hành một cuộc phỏng vấn.
D. Trình bày ý kiến về một sự việc; thảo luận về một vấn đề; kể một câu chuyện tưởng tượng; thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử; tiến hành một cuộc phỏng vấn.
Câu hỏi 9. GV cho HS tìm hiểu kiến thức tiếng Việt trong mỗi bài học vào lúc nào là hiệu quả nhất?
A. Khi soạn bài ở nhà và ngay trước khi thực hiện các bài tập tiếng Việt.
B. Thực hiện đồng thời với việc tìm hiểu kiến thức văn học.
C. Khi soạn bài ở nhà và ngay khi tìm hiểu phần Tri thức ngữ văn ở đầu bài học.
D. Trước khi đọc văn bản trong đó xuất hiện các đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến kiến thức tiếng Việt cần tìm hiểu.
Câu hỏi 10. SGK Ngữ văn 9, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chủ trương đổi mới hình thức đánh giá kết quả học tập theo hướng nào?
A. Chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
B. Chú trọng sử dụng câu hỏi tự luận, còn việc có dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay không tuỳ thuộc vào địa phương và nhà trường.
C. Trao cho địa phương và nhà trường quyền linh hoạt: ưu tiên sử dụng câu hỏi tự luận hoặc ưu tiên câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
D. Ưu tiên câu hỏi tự luận khi đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học và ưu tiên câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
(Bản 1, bản 2) Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo
(Bản 1, bản 2) Đáp án câu hỏi tập huấn Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
(File word) Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
(File word cả năm) Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức
Sách Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức pdf
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
(Chính xác) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
20/06/2024 10:54:00 SAGợi ý cho bạn
-
Danh mục SGK mới lớp 8 năm 2024 đủ 3 bộ sách
-
KWLH là viết tắt của từ gì? Kết nối các từ khóa với mảnh ghép tương ứng
-
Báo cáo lý thuyết chuyên đề các môn lớp 2
-
Nêu cách thức tải và cài đặt phầm mềm analysis data moodle quản lý dạy học ở tiểu học
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Âm nhạc 4 Cánh Diều
-
Thầy/Cô còn thường sử dụng các ứng dụng nào trong dạy học Toán ở Tiểu học?
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 11 Cánh Diều
-
(Full) Đáp án tập huấn Đạo đức 5 bộ Cánh Diều 2024-2025
-
Ma trận, bản đặc tả đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt (3 bộ sách)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
(Mới cập nhật) Quyết tâm thư của giáo viên ngày khai giảng 2024
Sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức tập 1, tập 2
Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS năm học 2022-2023
Ưu nhược điểm của bộ sách Chân trời sáng tạo lớp 4 2024
Đánh giá ưu nhược điểm của sách giáo khoa lớp 5 Cánh Diều
Mẫu PowerPoint gặp mặt đầu năm dạy học trực tuyến