Bài tập cuối khóa Module 9 Toán THCS

Tải về

Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh. Khi tập huấn mô đun 9, giáo viên sẽ phải nộp Bài tập cuối khóa module 9 môn Công nghệ để giảng viên chấm bài, cho điểm. Dưới đây là Bài tập cuối khóa Module 9 Toán THCS mà Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, mời các bạn tham khảo nhằm hoàn thành mô đun 9 Trung học cơ sở đạt kết quả cao nhất.

Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn Toán

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN

Môn học: Hình học; Lớp:9

Thời lượng thực hiện: (2 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Nhận biết được các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn; các khái niệm tiếp tuyến, cát tuyến, tiếp điểm, giao điểm.

- Chỉ ra được quan hệ giữa khoảng cách từ tâm đường tròn tới đường thẳng và bán kính của đường tròn với vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Vận dụng được các kiến thức về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn để giải quyết một số bài toán.

- Thấy được một số hình ảnh thực tế về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

2. Về năng lực

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- NL sử dụng công nghệ thông tin.

3. Về phẩm chất

- Trung thực, trách nhiệm: Biết đoàn kết, giúp đỡ và hợp tác trong các hoạt động nhóm.

- Giáo dục tính chăm chỉ: Học sinh cẩn thận trong vẽ hình, tính toán, vận dụng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

1. Đối với giáo viên

- SGK, Giáo án word và Powerpoint.

- Máy tính, máy chiếu, thước, compa, phấn màu.

- Các phần mềm hỗ trợ dạy học: Google form, Geogebra, Quizizz.

2. Đối với học sinh

- Điện thoại thông minh (Hoặc máy tính).

- Sách giáo khoa, dụng cụ học tập (thước, compa,... ). Tìm hiểu các tài liệu liên quan: Sách bài tập, sách tham khảo, ...

- Làm bài tập trên Google form (hoàn thành trước giờ học).

3. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu: HS quan sát và biết được số điểm chung của đường thẳng và đường tròn Tạo tâm thế học tập cho HS.

b) Nội dung:

- HS quan sát kết quả thực hiện nhiệm vụ ở nhà trên Google form.

- HS quan sát hình giáo viên thực hiện trên Geogebra từ đó dẫn dắt vào bài mới, tạo tâm thế cho học sinh vận dụng lí thuyết vào bài tập.

c) Sản phẩm: HS trả lời được số điểm chung của đường thẳng và đường tròn

d) Tổ chứcthực hiện:

Học sinh tiến hành các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

2. Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

a, Mục đích:

- Nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm.

- Biết vận dụng các kiến thức để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế.

b) Nội dung: Học sinh tiến hành các hoạt độngtheo yêu cầucủa giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

?1:

a, Đường thẳng và đường tròn cắt nhau:

+ Đường thẳng a và đường tròn (O) có hai điểm chung A và B . Ta nói đường thẳng và đường tròn cắt nhau.

+Đường thẳng a gọi là cát tuyến của đường tròn (O). Khi đó:

OH < R và HA = HB =

?2

*Trường hợp a đi qua tâm thì ta có khoảng cách từ O đến đường thẳng a bằng 0 nên OH < R.

*Nếu a không đi qua tâm . Kẻ OH vuông góc AB ta có

OH < OB nên OH <R.

b, Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau:

- Đường thẳng a và đường tròn (O)chỉ có 1 điểm chung.

Ta nói: Đường thẳng a và (O) tiếp xúc nhau. Đường thẳng a là tiếp tuyến của đường tròn (O)

Khi đó H trùng với C, OC và OH = R

* Định lý : SGK - 108

c, Đường thẳng và đường tròn không giao nhau:

Đường thẳng a và đường tròn (O) không có điểm chung

Ta chứng minh được rằng OH > R

Nhiệm vụ 1:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân.

Khi nào đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau?

Thế nào là cát tuyến của đường tròn.

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân ?2.

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 3:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân tìm hiểu.

Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 4:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân tìm hiểu.Đường thẳng và đường tròn không giao nhau.

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn

a, Mục đích:

Nắm được định lí về tính chất của tiếp tuyến. Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

b) Nội dung:Học sinh tiến hành các hoạt độngtheo yêu cầucủa giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

2. Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn

SGK – T109

- GV cho HS tự đọc SGK rồi ghi lại tóm tắt các kết quả đã có:

GV nêu rõ: Các mệnh đề đảo của ba mệnh đề trên cũng đúng,sau đó GV ghi mũi tên ngược ( ) vào ba mệnh đề trên.

3. Luyện tập

a) Mục đích:

Củng cố định lí về tính chất của tiếp tuyến, các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

b) Nội dung: Học sinh tiến hành các hoạt độngtheo yêu cầucủa giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

?3:

a, Đường thẳng a cắt đường tròn (O) vì d < R (3cm < 5cm)

b, Kẻ OH BC. Ta tính được HC = 4cm.

Vậy BC = 8cm

Nhiệm vụ: GV chiếu nội dung ?3 lên máy chiếu.

YC HS hoạt động cá nhân ?3:

4. Vận dụng

a) Mục đích:

Vận dụng định lí về tính chất của tiếp tuyến, các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

b) Nội dung: HS tiến hành chơi trò chơi

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

HS trả lời được các câu hỏi và giải được ô chữ bí mật là TIẾP TUYẾN

Nhiệm vụ :

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân chơi trò chơi trên phần mềm Quizizz

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: GV chiếu kết quả hoạt động của học sinh và nhận xét trên phần mềm Quizizz

Giao việc về nhà:

- Học và nắm chắc kiến thức lý thuyết.

- BTVN: 18, 19, 20 (SGK T108, 109).

Google form https://docs.google.com/forms/d/1L7- X9gxpDIHbpQzNSEhIznuyXlUN0SYRgdsmP_Sp8PM/edit

Quizizz https://quizizz.com/admin/quiz/61b597a2c1be37001d645996/b%C3%A0i- c%E1%BB%A7ng- c%E1%BB%91

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 9.873
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm