Soạn bài: Bánh mì Sài Gòn

Trong quá trình học Ngữ văn lớp 11, việc chuẩn bị bài học trước khi đến lớp là vô cùng quan trọng để các bạn học sinh có thể tiếp thu bài hiệu quả và chủ động hơn trong quá trình học tập. Một trong những nội dung đáng chú ý là phần Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn, nằm trong chương trình Ngữ văn 11. Đây là bài học không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản mà còn góp phần nâng cao khả năng cảm thụ văn học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Nhằm hỗ trợ các em trong việc soạn bài nhanh chóng, đầy đủ và dễ hiểu, Hoatieu.vn xin chia sẻ tài liệu Soạn văn 11: Tự đánh giá – Bánh mì Sài Gòn. Tài liệu sẽ cung cấp hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời bám sát nội dung sách giáo khoa, giúp các em tự ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho tiết học trên lớp.

Soạn bài: Bánh mì Sài Gòn

Soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn

Câu 1. Theo em, vì sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn?

A. Vì đó là món ăn đồng thời là một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội

B. Vì đó là món ăn nổi tiếng của người Sài Gòn lúc bấy giờ

C. Vì đó là món ăn ngon được nhiều người Sài Gòn yêu thích

D. Vì đó là món ăn có nguồn gốc thuần tuý của Việt Nam

Câu 2. Phương án nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất bố cục của văn bản Bánh mì Sài Gòn?

A. Giới thiệu món bánh mì lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

B. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập của văn hoá, từ đó lí giải cụ thể về món bánh mì ở Việt Nam

C. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập văn hoá, từ đó lí giải về sự biến tấu đa dạng của món bánh mì ở Việt Nam

D. Giới thiệu bánh mì du nhập vào Việt Nam và dần trở thành món ăn quen thuộc, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

Câu 3. Vì sao bánh mì được du nhập vào nước ta, sớm nhất ở Sài Gòn?

A. Vì đó là thành phố có rất nhiều người thích ăn bánh mì

B. Vì đó là thành phố có nhiều người “Tây” và “Tàu” cùng sinh sống

C. Vì đó là thành phố ngã ba, nơi giao lưu của nhiều cách sống

D. Vì ở đó có nhiều đầu bếp nổi tiếng đến sinh sống và làm việc

Câu 4. Phương án nào dưới đây nêu đúng giá trị văn hoá của món bánh mì?

A. Phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát

B. Đáp ứng được nhu cầu ích dụng của cuộc sống đời thường

C. Tương tác để tạo nên sự cân bằng của cuộc sống con người

D. Trở thành phòng thí nghiệm của sự tiến bộ xã hội loài người

Câu 5. Câu văn nào dưới đây cho biết đánh giá của tác giả về vai trò của bánh mì trong đời sống hiện nay?

A. Ấy thế mà, như trên đã nói, có lúc nó được coi là thứ không nên đụng đến, không thuộc hệ chuẩn giá trị truyền thống của “đạo nhà”.

B. Loại thức ăn này tồn tại trong cái nhìn của dân ta là bánh – hiểu là món ăn chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm...

C. Nói chung, giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là “văn hoá ẩm thực”.

D. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng ắt hẳn được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.

Câu 6. Hãy làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên qua một số biểu hiện cụ thể, đồng thời, nhận xét về tác dụng của sự kết hợp ấy.

Câu 7. Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?

Câu 8. Tác giả văn bản thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề phát triển văn hoá? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Tại sao?

Câu 9. Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, hãy nêu suy nghĩ của em về một thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài.

Câu 10. Hãy giới thiệu (khoảng 12 – 15 dòng) về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn/đồ uống mà em yêu thích, trong đó có trích dẫn các tài liệu mà em tham khảo được.

Gợi ý:

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. A

Câu 5. C

Câu 6.

- Tự sự: kể lại quá trình bánh mì du nhập vào Việt Nam.

- Trữ tình: thái độ trân trọng dành cho bánh mì - một món ăn nổi tiếng hấp dẫn, thơm ngon

Câu 7. Tác giả mở rộng bàn luận vấn đề về văn hóa ẩm thực, nét văn hóa của dân tộc.

Câu 8.

- Vấn đề phát triển văn hóa cần phải nhìn rõ về quá trình phát triển, nguồn gốc phải có sự kết hợp của tự phát và tự giác.

- Ý kiến: đồng tình

- Nguyên nhân: mọi sự vật, sự việc đều có nguồn gốc, sự xuất phát của nó, từ đó hiểu sâu hơn và khi phát triển sẽ tạo nên một giá trị văn hóa tốt đẹp.

Câu 9.

Tỉnh táo, tiếp nhận các yếu tố văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Câu 10. 

Bánh mì là một trong những món ăn quen thuộc và được yêu thích nhất tại Việt Nam. Tuy có nguồn gốc từ nước Pháp, bánh mì đã nhanh chóng được người Việt tiếp nhận, biến tấu và sáng tạo để trở thành một món ăn mang đậm bản sắc dân tộc. Chiếc bánh mì Việt Nam với vỏ ngoài giòn rụm, ruột mềm, thường được kẹp cùng các loại nhân như thịt nguội, chả lụa, pate, trứng, rau thơm và nước sốt đặc trưng, tạo nên hương vị hài hòa khó quên. Từ một món ăn bình dân, bánh mì đã vươn ra thế giới, được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích. Đặc biệt, năm 2011, từ “bánh mì” chính thức được đưa vào từ điển Oxford như một cách ghi nhận sự phổ biến và độc đáo của món ăn này. Với tôi, bánh mì không chỉ là món ăn tiện lợi, ngon miệng mà còn là niềm tự hào về ẩm thực Việt Nam – giản dị nhưng đầy tinh tế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 16
Soạn bài: Bánh mì Sài Gòn
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng