PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 7: Mời trầu

Tải về

Giáo án điện tử Ngữ Văn 8 Cánh Diều là một trong những tài liệu giảng dạy vô cùng bổ ích cho các thầy cô giáo để cô đọng lại các nội dung kiến thức bài học cũng như trình bày sinh động trực quan, giúp cho tiết học trở nên thú vị và các em học sinh dễ tiếp thu bài giảng hơn. Sau đây là giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 7: Mời trầu với đầy đủ file PPT và Word, mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 7: Mời trầu

Giáo án Bài 7: Mời trầu Ngữ Văn 8 Cánh Diều

BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Đọc hiểu văn bản 1: MỜI TRẦU

-Hồ Xuân Hương-

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

* Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Những cánh buồm”.

- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ có trong văn bản; công dụng của dấu chấm lửng; ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Những cánh buồm”.

- Suy ngẫm về ước mơ của bản thân và những việc làm để thực hiện ước mơ.

2. Về phẩm chất:

- Yêu thương, sống có tình người, biết không ngừng ước mơ cho cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà thơ Hồ Xuân Hương và văn bản “Mời trầu”…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu:

HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc - hiểu.

HS suy nghĩ, chia sẻ cá nhân, kết nối tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm:

Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hãy nêu nhưng hiểu biết của em về nguồn gốc của trầu cau và tục ăn trầu?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

GV hướng dẫn HS chia sẻ.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

Gợi ý: Trầu cau có nguồn gốc từ xa xưa (theo sự tích trầu cau). Ăn trầu là tập tục phổ biến tại Việt Nam từ lâu đời và được truyền cho đến ngày nay. Đến bây giờ lượng người ăn trầu cau không còn nhiều như trước, chủ yếu là những người cao tuổi như ông bà cha mẹ chúng ta. Ngoài ra trầu cau còn xuất hiện ở rất nhiều hoạt động văn hóa khác như thờ cúng hay cưới hỏi. Mỗi mâm cỗ cúng bái đều có trầu cau như một hình ảnh tượng trưng không thể thiểu. Trong dám hỏi cũng không thể thiếu cau trầu. Vì vậy trầu cau đã trở thành một phần đời sống tinh thần của người Việt...

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- GV kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản: Cách mời trầu của Hồ Xuân Hương rất độc đáo, ấn tượng không giống với cách mời trầu thông thường, đồng thời còn gửi gắm một nỗi niềm sâu sa. Vậy, cụ thể như thế nào chúng ta cùng khám phá qua tác phẩm...

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (...’)

2.1 Kiến thức ngữ văn

Mục tiêu: [2]; [3]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trò chơi tiếp sức - chia lớp thành 3 đội (3 nhóm lớn): Thi viết nhanh (điền từ) thiếu vào dấu (…) ở phần 1:

1. Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

+ Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học ..., có từ thời Đường (618 - 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triéu Tiên, Nhật Bản.

+ Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể ... (mỗi câu bảy chữ) và ... (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: ... (mỗi bài tám câu) và ... (mỗi bài bốn câu).

+ Bố cục của một bài bát cú gồm bốn phần: ... , mỗi phấn có hai câu (gọi là liên). Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): ...

+ Niêm (nghĩa đen: dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau): Âm tiết (chữ) thứ hai của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng ... (niêm) với âm tiết thứ hai của câu lẻ thuộc liên dưới, ở bài bát cú thì các cặp câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 phải niêm với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1 - 4, 2 - 3.

+ Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật ... Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất thanh ... (không dấu, dấu huyền) thì bài thơ thuộc luật bằng và là luật trắc nếu mang thanh trắc (...).

+ Vần: Thơ Đường luật ít dùng vần .... Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần ... ở cuối các câu 1,2,4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1,2,4.

- Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp ... (với thơ thất ngôn) hoặc ... (với thơ ngũ ngôn).

- Đối: Trong thơ Đường luật, ở phán ..., các chữ ở các câu thơ phải đối nhau vế âm, vế từ loại và vé nghĩa; ví dụ: chữ vân bằng đối với chữ vân trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ,...

Thế nào là thơ trào phúng? Kể tên một số thủ pháp nghệ thuật?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS các nhóm theo dõi Kiến thức ngữ văn-SGK để điền từ nhanh (mỗi thành viên chỉ được viết 1 lần).

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét...

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm, công bố kết quả.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 - 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.

- Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt01 (mỗi bài bốn câu).

- Bố cục của một bài bát cú gồm bốn phần: để, thực, luận, kết, mỗi phấn có hai câu (gọi là liên). Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Niêm (nghĩa đen: dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau): Âm tiết (chữ) thứ hai của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh (niêm) với âm tiết thứ hai của câu lẻ thuộc liên dưới, ở bài bát cú thì các cặp câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 phải niêm với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1 - 4, 2 - 3.

- Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất thanh bằng (không dấu, dấu huyền) thì bài thơ thuộc luật bằng và là luật trắc nếu mang thanh trắc (dấu hỏi, ngã, sắc, nặng).

- Vần: Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1,2,4.

- Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn).

- Đối: Trong thơ Đường luật, ở phán thựcluận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau vế âm, vế từ loại và vé nghĩa; ví dụ: chữ vân bằng đối với chữ vân trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ,...

2. Thơ trào phúng và một số thủ pháp nghệ thuật/SGK/Tr 39

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 7: Mời trầu
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng