PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 6: Bếp lửa

Tải về

Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 6: Bếp lửa sách Kết nối tri thức là công cụ hữu ích giúp giáo viên truyền đạt kiến thức một cách sinh động và hiệu quả. Được thiết kế dựa trên chương trình học chuẩn, giáo án này cung cấp những bài giảng cụ thể, rõ ràng về các tác phẩm văn học trong sách Ngữ Văn lớp 8, từ đó giúp học sinh tiếp cận và hiểu sâu về nội dung, nghệ thuật cũng như thông điệp của mỗi tác phẩm.

Với việc sử dụng PowerPoint, các bài giảng trở nên trực quan, dễ hiểu nhờ vào hình ảnh, video, và các hiệu ứng minh họa. Điều này không chỉ tạo sự hứng thú cho học sinh mà còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài giảng, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức Bài 6: Bếp lửa

Giáo án Bài 6: Bếp lửa Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức

BÀI 6 CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

Văn bản 3: BẾP LỬA

-(Bằng Việt)-

I. Mục tiêu

1. Về năng lực

*Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

*Năng lực riêng:

- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

- Viết được đoạn văn cảm thụ hình ảnh thơ hay.

2. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

- Có trách nhiệm học tập để cống hiến cho đất nước trong công cuộc đổi mới.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo viên: Phần mềm Microff Team, máy tính, SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- Học sinh: Phần mềm Microff Team, ĐT, máy tính (máy tính bảng), vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi vào bài mới.

b. HS huy động kiến thức có liên quan đến bài hát “Bà tôi”

c. Sản phẩm: câu trả lời cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Khởi động vào bài mới:

- Gv cho HS chia sẻ suy nghĩ của mình về người bà.

- Hoặc có thể Gv cho hs nghe bài hát: “Bà tôi” (Phương Thảo).

? Bài hát gợi em nhớ tới kỉ niệm với ai? (HS: người bà của mình).

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HĐ cá nhân 1’;

B3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo.

+ HS khác nhận xét bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định:

- GV dẫn vào bài: Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi trứng và mắng yêu cháu mình đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu ấy thật cảm động biết bao! Một thanh niên khác du học tận Liên Xô lại nhớ về bà mình khi hằng ngày sử dụng bếp ga, bếp điện hiện đại, chợt nhớ thương cái bếp lửa ấp iu, nồng đậm tình bà cháu tuổi thơ xa. Để hiểu được tình cảm bà cháu trong bài thơ, ta tìm hiểu tiết học này qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

2.  Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

a. Mục tiêu: nắm được những kiến thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, thể thơ, phương thức biểu đạt; hiểu được ý nghĩa của hình tượng bếp lửa, những kí ức tuổi thơ bên bà và niềm thương nhớ của cháu nơi chân trời xa xôi.

b. Nội dung: Thông tin chung về VB

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HĐ cá nhân: 1’

B3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo.

+ HS khác nhận xét bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu chú thích có trong bài thơ trước ở nhà.

Gv chuyển giao nhiệm vụ tại lớp.

1/ Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

2/ Bài thơ được trích từ đâu?

3/ Thuộc thể thơ nào?

4/ Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

5/ Dựa vào mạch tâm trạng nhân vật trữ tình, hãy xác định bố cục bài thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HĐ cá nhân: 3’

B3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo.

+ HS khác nhận xét bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định:

1. Tác giả

- Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Huế nhưng quê gốc ở huyện Thạch Thất, Hà Nội.

- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì KCC Mĩ .

- Thơ Bằng Việt cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu suy tư, triết luận.

2. Tác phẩm

a. Đọc và tìm hiểu chú thích

b. Tìm hiểu chung về văn bản

* Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài (Trường Đại học Tổng hợp Ki-ép thuộc Liên Xô cũ).

* Xuất xứ: Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây- bếp lửa"(1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

* Thể thơ: Thơ tám chữ.

* Phương thức biểu đạt:

Tự sự kết hợp với miêu tả và bình luận.

* Bố cục: 4 phấn :

P1- Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.

P2- Bốn khổ thơ tiếp: Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

P3 - Khổ thơ thứ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

P4: Còn lại: Người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 2
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 6: Bếp lửa
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng