PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội sách Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhất. Bài giảng Ngữ Văn 8 được soạn thảo với đầy đủ file PPT và Word theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục sẽ là những tài liệu tham khảo giúp thầy cô hoàn thiện giáo án môn Ngữ Văn cho năm học mới.
Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 KNTT Bài 5: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Bài giảng Ngữ Văn 8 KNTT Bài 5: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Giáo án Bài 5: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Ngữ Văn 8 KNTT
NÓI VÀ NGHE. TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (MỘT THÓI XẤU CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được ý kiến cá nhân về một vấn đề xã hội (một thói hư tật xấu của con người trong xã hội hiện đại)
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực thuyết trình trước đám đông
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Video nói về tư duy phản biện.
2. Chuẩn bị của HS:
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Theo em, con người có thể thay đổi những thói hư, tật xấu để xã hội tốt đẹp hơn hay không? Nếu là em, em sẽ làm gì để thay đổi điều đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 – 4 HS chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS.
- GV dẫn vào bài học
Hoạt động 1: Xác định các thao tác cần thực hiện khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày
a. Mục tiêu: Xác định được các thao tác cần thực hiện khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói hư tật xấu của con người trong xã hội hiện đại)
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: + Trước khi nói, em cần chuẩn bị những gì? + Khi trình bày bài nói, em cần chú ý điều gì? + Sau khi nói, người nói và người nghe có cần trao đổi lại không? Nếu có thì trao đổi về những vấn đề nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi, nắm bắt kiến thức về các bước trình bày bài nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1.Trước khi nói - Dựa vào kết quả đã thực hiện ở phần Viết, hãy lập một dàn ý ngắn gọn cho bài nói bao gồm các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận và thể hiện được các ý chính ở mỗi phần - Gạch dưới những ý em dự định sẽ nhấn mạnh trong bài nói. - Nếu nội dung bài nói tương tự những vấn đề đã đề cập trong các văn bản của phần Đọc (thói khoe khoang, sự thiếu chủ kiến, thói khoác lác, thói đạo đức giả,...), em có thể dựa vào đó để bổ sung bằng chứng. - Tìm kiếm các thông tin từ sách báo tranh ảnh phương tiện nghe nhìn (nếu có).... để minh hoạ vấn đề. 2. Trình bày bài nói Về phía người nói: * Giới thiệu vấn đề (có thể đi thẳng vào vấn đề hoặc kể một tình huống dẫn tới vấn đề) - Lần lượt trình bày từng nội dung của vấn đề theo dàn ý đã chuẩn bị - Nêu ý kiến phê phán một cách đúng mực, có thể thêm chút hài hước. Chú ý phản ứng của người nghe để tìm kiếm sự đồng thuận hoặc sẵn sàng đối thoại. Về phía người nghe: - Lắng nghe theo dõi để nắm bắt ý kiến của người nói về vấn đề. Chú ý những chỗ người nói nhấn mạnh hoặc những từ khoánhững thông tin được lặp lại nhiều lần trong bài nói - Ghi tóm tắt nội dung trình bay của người nói. Bản tóm tắt cần thể hiện đầy đủ. chính xác những nội dung chính trong bài nói. Các thông tin này cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, được trình bày kết hợp với các kí hiệu tạo sơ đồ tóm tắt văn bản (gạch đầu dòng, gạch nóimũi tên,...). Ghi chú những thác mắc hoặc những suy nghĩ riêng của mình vào bản tóm tắt nhằm chuẩn bị cho phần trao đổi 3. Sau khi nói Người nói và người nghe trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau: - Vấn đề được nói tới có sát hợp với cuộc sống của con người trong xã hội hiện nay không? - Ý nghĩa thiết thực của vấn đề được trình bày là gì? - Nội dung và cách trình bày của người nói (thái độ, giọng nói, các phương tiện hỗ trợ, khả năng tương tác với người nghe,...) có thuyết phục không? - Ý kiến trao đổi của người nghe có tác dụng làm rõ hơn vấn đề hoặc bổ sung cho vấn đề người nói trình bày không? |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn
- Chia sẻ:
Phạm Thu Hương
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
8,9 MB 09/04/2025 10:30:00 SATải giáo án Ngữ Văn 8 Bài 5: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
09/04/2025 10:49:29 SA
Tham khảo thêm
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Thực hành tiếng Việt: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Trưởng giả học làm sang
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Giá không có ruồi
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi tu từ
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 9: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)
-
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2025
-
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án PowerPoint Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm 2025
-
Trọn bộ Giáo án PowerPoint Lịch sử 8 Kết nối tri thức 2025
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 35 tuần
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
-
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 9: Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu
-
Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức cả năm 2024
-
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 8 Chủ đề 9: Xây dựng kế hoạch học tập theo hứng thú nghề nghiệp
-
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word (15 bài)

Bài viết hay Giáo án lớp 8
Giáo án Giáo dục địa phương 8 tỉnh Hòa Bình (bài 1, 2, 3, 4)
PowerPoint Công nghệ 8 Bài Ôn tập chương II
PowerPoint Toán 8 bài 35: Định lí Pythagore và ứng dụng
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
PowerPoint Toán 8 Bài 1: Đơn thức và đa thức nhiều biến
PowerPoint Tin học 8 Bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số