PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội
Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội được Hoatieu chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới của bộ sách Kết nối tri thức. Giáo án môn Ngữ Văn 8 KNTT được soạn thảo bằng PPT và Word theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích, giúp thầy cô hoàn thiện giáo án môn Ngữ Văn 8 cho năm học mới.
Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội
Bài giảng Powerpoint Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội
Giáo án Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập các biệt ngữ xã hội trong đoạn văn, đoạn thơ
- Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
3. Phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ)
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em hãy nêu cách hiểu của mình về biệt ngữ xã hội”
- GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- Phần trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của biệt ngữ xã hội
a. Mục tiêu:
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm, đặc điểm của biệt ngữ xã hội
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1. Nhận biết biệt ngữ xã hội • Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm. Ví dụ: Anh đây công từ không “vòm" Ngày mai “kén rệp" biết “mòm" vào đầu. (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ) Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí 2011) chủ thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệp và mòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa. Ví dụ: Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói. Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khỏi, mà là tụt lại phía sau. • Do những đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa. • Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng voi nhau về nghề nghiệp. lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,... và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp. 2. Sử dụng biệt ngữ xã hội • Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Cần tránh dùng biệt ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thường. • Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:
Phạm Thu Hương
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội
1,1 MB 01/04/2025 10:27:00 SATải giáo án Ngữ Văn 8 Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội
23,4 KB 01/04/2025 10:35:40 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
-
PowerPoint Tin học 8 Bài 1: Thể hiện cấu trúc tuần tự trong chương trình
-
PowerPoint Toán 8 bài 21: Phân thức đại số
-
PowerPoint Tin học 8 Bài 3: Danh sách liệt kê và tiêu đề trang
-
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 9: Bến Nhà Rồng năm ấy...
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 35 tuần
-
Giáo án PowerPoint Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm 2025
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội
-
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word (15 bài)
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)
-
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
-
Trọn bộ Giáo án PowerPoint Lịch sử 8 Kết nối tri thức 2025
-
Giáo án điện tử Toán 8 Kết nối tri thức 2024
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Lâm Đồng
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 TP Hồ Chí Minh

Bài viết hay Giáo án lớp 8
PowerPoint Tin học 8 Bài 6: Sắp xếp và lọc dữ liệu
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 12
Giáo án Toán 8 Cánh Diều 2025 cả năm file word
PowerPoint Tin học 8 Bài 6: Thực hành tìm và sửa lỗi
Giáo án Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo cả năm file word
PowerPoint Tin học 8 Bài 11b: Thực hành tổng hợp