Thông tư số 12/2010/TT-BYT

Thông tư số 12/2010/TT-BYT của Bộ Y tế: Ban hành danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.

BỘ Y TẾ
---------------------

Số: 12/2010/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2010

THÔNG TƯ
Ban hành danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh
------------------------------------

Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT - BYT- BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;

Để đáp ứng yêu cầu điều trị bằng thuốc y học cổ truyền cho người bệnh, Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh và hướng dẫn thực hiện như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này "danh mục vị thuốc y học cổ truyền" và "danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền" chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Danh mục vị thuốc y học cổ truyền và danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này là căn cứ để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, bảo đảm nhu cầu điều trị và thanh toán tiền thuốc cho các đối tượng người bệnh, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.

2. Danh mục thuốc ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, ngoài công lập.

Điều 3. Cấu trúc danh mục

1. Danh mục vị thuốc y học cổ truyền (Phụ lục 1): Bao gồm 300 vị thuốc được sắp xếp vào 27 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền.

a) Tên vị thuốc: ghi theo quy định của Dược điển Việt Nam.

b) Nguồn gốc: ghi nguồn gốc của vị thuốc là thuốc nam hay thuốc bắc.

c) Tên khoa học của vị thuốc: ghi theo quy định của Dược điển Việt Nam.

d) Tên khoa học của cây, con hoặc khoáng vật làm thuốc.

2. Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền (Phụ lục 2): Bao gồm 127 chế phẩm thuốc y học cổ truyền được phân thành 11 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền.

a) Tên thuốc hoặc thành phần thuốc: ghi tên chung với thuốc cổ phương, thuốc có tên chung, ghi tên thành phần dược liệu đối với các thuốc không có tên chung.

b) Dạng bào chế.

c) Đường dùng.

d) Ghi chú: ghi tên riêng của một số chế phẩm có thành phần như đã nêu trong cột tên thuốc/ thành phần thuốc.

Điều 4. Hướng dẫn sử dụng danh mục

1. Đối với danh mục vị thuốc:

a) Sử dụng cho tất cả các tuyến khám chữa bệnh nhưng phải tuân thủ theo quy chế kê đơn, phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và phù hợp với khả năng chuyên môn của bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền hoặc lương y làm việc tại cơ sở y tế kê đơn.

b) Đối với các vị thuốc bao gồm Linh chi có nguồn gốc từ nước ngoài, Xuyên sơn giáp, Nhân sâm là thuốc phải được hội chẩn trước khi chỉ định sử dụng. Hình thức hội chẩn theo quy chế hội chẩn do Bộ Y tế ban hành.

2. Đối với danh mục chế phẩm:

a) Sử dụng cho tất cả các tuyến khám chữa bệnh nhưng phải tuân thủ theo quy chế kê đơn, phù hợp với khả năng chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

b) Thuốc xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác được quỹ Bảo hiểm y tế.

Đánh giá bài viết
1 2.196
0 Bình luận
Sắp xếp theo