Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay Quỹ Kuwait và Quỹ Saudi

Thông tư số 142/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay Quỹ Kuwait và Quỹ Saudi.

BỘ TÀI CHÍNH

__________

Số: 142/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011

THÔNG TƯ

hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay

Quỹ Kuwait và Quỹ Saudi

_____________________

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước, Luật quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vốn vay của quỹ Kuwait và Quỹ Saudi cho các dự án như sau:

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

Là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn Chính phủ vay từ Quỹ Kuwait Phát triển kinh tế Ả Rập, Quỹ Saudi về phát triển theo cơ chế ngân sách Nhà nước cấp phát (kể cả trường hợp ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh) hoặc cho vay lại. Việc quản lý tài chính, rút vốn thanh toán, kiểm tra, báo cáo, quyết toán, hạch toán ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ:

1. Quỹ Kuwait (Kuwait Fund for Arab Economic Development): Là Quỹ Kuwait về Phát triển kinh tế Ả Rập, là cơ quan cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển của Nhà nước Kuwait.

2. Quỹ Saudi (Saudi Fund for Development): Là Quỹ Saudi về phát triển, là cơ quan cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển của Nhà nước Ả Rập Xê Út.

3. Hiệp định vay: Là thỏa thuận vay vốn ký giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một trong các Quỹ, gồm Quỹ Kuwait và Quỹ Saudi, để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển tại Việt Nam. Các Hiệp định vay này là Điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

Điều 3. Nguyên tắc chung:

1. Nguồn vốn vay Quỹ Kuwait và Quỹ Saudi cho các dự án là khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Nguồn vốn này được quản lý theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn các Luật này; quy định về quản lý nguồn vốn ODA, và quy định tại Thông tư này.

2. Nguồn vốn vay Quỹ Kuwait và Quỹ Saudi được cấp phát hoặc cho vay lại từ ngân sách trung ương để tài trợ cho các dự án căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, theo nguyên tắc đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương áp dụng cơ chế ngân sách trung ương bổ sung vốn có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh; các dự án đủ điều kiện nhận vay lại theo quy định của Luật quản lý nợ công áp dụng cơ chế ngân sách trung ương cho vay lại.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ cho phía nước ngoài khi đến hạn (bao gồm cả gốc và lãi) đối với các dự án áp dụng cơ chế ngân sách trung ương cấp phát. Đối với các dự án áp dụng cơ chế ngân sách trung ương cho vay lại, chủ dự án vay lại hoàn trả nợ cho Bộ Tài chính để trả nợ cho phía nước ngoài. Việc hoàn trả nợ của chủ dự án vay lại cho Bộ Tài chính phải thực hiện không muộn hơn thời hạn quy định để trả nợ cho phía nước ngoài.

4. Chủ dự án có trách nhiệm bố trí các nguồn vốn để trang trải các chi phí hợp lệ của dự án, bao gồm cả chi phí thuế, phí rút vốn, các loại phí ngân hàng, phí bảo hiểm, phí vận chuyển, phí lưu kho và các loại chi phí hợp lệ khác phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp bất kỳ chi phí hợp lệ nào của dự án không được tài trợ từ nguồn vốn vay nước ngoài theo quy định của Hiệp định vay, chủ dự án phải bố trí từ nguồn vốn đối ứng để chi trả kịp thời và đầy đủ các chi phí trên.

5. Vốn đối ứng trong nước:

a. Vốn đối ứng trong nước của dự án thuộc diện NSNN cấp phát thuộc cấp nào quản lý do ngân sách cấp đó bảo đảm; của dự án vay lại toàn bộ hoặc một phần do chủ dự án vay lại bảo đảm. Việc bố trí và thanh toán vốn đối ứng cần bảo đảm cân đối với tiến độ giải ngân vốn nước ngoài.

b. Vốn đối ứng bao gồm cả vốn để chi trả chi phí thuế, phí rút vốn, các loại phí ngân hàng, phí bảo hiểm, phí vận chuyển, phí lưu kho và các loại chi phí hợp lệ khác nếu các chi phí này không được tài trợ từ nguồn vốn vay nước ngoài theo quy định của Hiệp định vay. Chi phí kiểm toán nếu không được nhà tài trợ tài trợ theo Hiệp định vay thì do chủ dự án bố trí từ nguồn vốn đối ứng.

c. Cơ quan thực hiện dự án phải bố trí hoặc trình cấp có thẩm quyền bố trí đầy đủ vốn đối ứng cho dự án để đảm bảo hiệu quả của dự án và đảm bảo tiến độ giải ngân vốn nước ngoài.

6. Cơ quan chủ quản dự án, chủ dự án có trách nhiệm tổ chức quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả theo quy định của Hiệp định vay và các quy định trong nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý nguồn vốn ODA.

Đánh giá bài viết
1 80
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi