Thông tư hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc gạo số 50/2015/TT-BTC

Thông tư 50/2015/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 17 tháng 04 năm 2015.

Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc gạo

BỘ TÀI CHÍNH
--------

Số: 50/2015/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ LÃI SUẤT TIỀN VAY NGÂN HÀNG
ĐỂ MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO VỤ ĐÔNG XUÂN 2014-2015

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2015 về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về việc hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ vụ Đông Xuân 2014-2015 ở đồng bằng sông Cửu Long cho các thương nhân được quy định tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 (sau đây gọi là Quyết định số 241/QĐ-TTg).

2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 241/QĐ-TTg và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc xem xét hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho các thương nhân thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 1 Thông tư này để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 241/QĐ-TTg.

2. Hỗ trợ lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ chỉ thực hiện đối với các khoản vay từ ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 241/QĐ-TTg.

Trường hợp thương nhân mua thóc, gạo tạm trữ bằng nguồn vốn khác, không phải bằng nguồn vay ngân hàng thương mại theo quy định tại Quyết định số 241/QĐ-TTg và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì sẽ không được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

3. Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản vay trả nợ trước và trong hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất, không thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay quá hạn.

4. Số lượng thóc, gạo được hỗ trợ lãi suất cho từng thương nhân theo số lượng thóc, gạo thực tế thương nhân mua tạm trữ nhưng không được vượt quá số lượng quy định tại các văn bản phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và đảm bảo tổng số thóc, gạo mua tạm trữ không được vượt quá 01 triệu tấn quy gạo theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 241/QĐ-TTg.

5. Thóc, gạo mua tạm trữ là các loại thóc, gạo (kể cả gạo tẻ, nếp, thơm và tấm các loại).

6. Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 01/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015.

7. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng là thời gian tạm trữ thực tế tính từ thời điểm mua thóc, gạo theo quy định tại khoản 6 Điều này đến thời điểm bán thóc, gạo tạm trữ nhưng không quá thời hạn ngày 30/6/2015.

8. Giá để tính hỗ trợ lãi suất là giá mua thực tế theo giá thị trường (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho từng loại thóc, gạo.

Căn cứ để xác định giá mua thực tế theo giá thị trường là hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, phiếu nhập kho hàng hóa, hoá đơn mua hàng, chứng từ chuyển tiền hoặc các chứng từ có liên quan khác do thương nhân xuất trình.

Trường hợp thương nhân mua thóc tạm trữ thì được tính quy đổi theo tỷ lệ hai (02) thóc bằng một (01) gạo.

Trường hợp thương nhân mua gạo nguyên liệu để sản xuất chế biến ra gạo thành phẩm thì không được quy đổi về lượng và giá mua gạo nguyên liệu sang gạo thành phẩm.

9. Lãi suất hỗ trợ là lãi suất các thương nhân vay ngân hàng thương mại theo Hợp đồng tín dụng nhưng tối đa không vượt quá 7%/năm theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

10. Khoản hỗ trợ lãi tiền vay ngân hàng từ ngân sách nhà nước đối với số thóc, gạo mua tạm trữ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được hạch toán vào khoản thu nhập khác trong kỳ của thương nhân và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Điều 3. Hồ sơ hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo

Hồ sơ để xem xét hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng bao gồm:

1. Công văn đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng của thương nhân thu mua tạm trữ thóc, gạo (trong đó cung cấp đầy đủ tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế, số tiền đề nghị và số tài khoản để cấp kinh phí hỗ trợ).

Riêng công văn đề nghị hỗ trợ của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam cần tổng hợp đề nghị hỗ trợ của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty.

2. Công văn phân bổ chỉ tiêu mua thóc, gạo tạm trữ cho thương nhân của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

3. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ giữa thương nhân và ngân hàng thương mại nơi thương nhân vay vốn về việc thương nhân vay tiền ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 241/QĐ-TTg.

4. Bảng kê nhập, xuất, tồn kho thóc gạo mua tạm trữ từ thời điểm thương nhân mua tạm trữ trong thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư này đến thời điểm kết thúc thời gian hỗ trợ lãi suất (ngày 30/6/2015). Bảng kê phải có xác nhận của Lãnh đạo Sở Công Thương nơi thương nhân có kho tạm trữ thóc, gạo theo biểu mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp thương nhân triển khai thu mua, tạm trữ thóc, gạo tại nhiều địa phương thì phải lập bảng kê nhập, xuất, tồn kho thóc, gạo mua tạm trữ theo từng địa phương có xác nhận của Lãnh đạo Sở Công Thương (nơi thương nhân có kho tạm trữ). Căn cứ các bảng kê có xác nhận của Sở Công Thương, thương nhân lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thóc, gạo tạm trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu tổng hợp.

5. Bảng kê dư nợ vay ngân hàng để mua thóc, gạo tạm trữ và trả lãi vay ngân hàng phát sinh từ ngày vay cho đến ngày trả nợ vay hoặc ngày kết thúc thời gian tạm trữ nhưng không quá thời hạn ngày 30/6/2015 (bảng kê phải có xác nhận của Lãnh đạo ngân hàng thương mại nơi thương nhân vay vốn theo biểu mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp thương nhân triển khai mua tạm trữ đúng thời gian quy định nhưng thời điểm giải ngân vốn vay tạm trữ sau thời điểm mua thóc, gạo tạm trữ thì thương nhân phải có văn bản giải trình cụ thể trong đó kê khai chi tiết số tiền giải ngân theo từng Hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ đã được sử dụng để thanh toán cho lượng hàng tạm trữ đã mua trước thời điểm được ngân hàng giải ngân vốn. Văn bản giải trình này phải có xác nhận của ngân hàng thương mại nơi thương nhân vay vốn.

6. Bảng tính toán lãi suất tiền vay ngân hàng mua thóc, gạo tạm trữ đề nghị được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết
1 174
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi