Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng

Thông tư số 36/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

__________

Số: 36/2011/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng

___________________

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đối tượng thi đua, khen thưởng; việc tổ chức các phong trào thi đua; danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, thủ tục đề nghị khen thưởng; trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng; hội đồng thi đua khen thưởng và hội đồng sáng kiến các cấp trong ngành Ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cá nhân, tập thể thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cơ quan thường trực các hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý và cá nhân, tập thể ngoài ngành Ngân hàng có thành tích đóng góp trực tiếp, thiết thực cho hoạt động của ngành Ngân hàng.

Điều 3. Tập thể trong ngành Ngân hàng

1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

a) Tập thể lớn là: các Vụ, Cục, đơn vị, cơ quan thường trực của các tổ chức đảng, đoàn thể tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước.

b) Tập thể cơ sở là: các Vụ, Cục, Văn phòng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; các chi Cục thuộc Cục.

c) Tập thể nhỏ là: các phòng (ban) và tương đương trực thuộc tập thể quy định tại điểm a và b khoản này.

2. Đối với các tổ chức tín dụng trong nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

a) Tập thể lớn là: các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

b) Tập thể cơ sở là: các phòng (ban), trung tâm tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, công ty và tổ chức trực thuộc các tập thể lớn quy định tại điểm a khoản này được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động hoặc điều lệ do cấp có thẩm quyền quyết định.

Đánh giá bài viết
1 462
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi