Thông tư hướng dẫn công tác quản lý tài chính, giao kế hoạch, thanh toán vốn sự nghiệp kinh tế

Thông tư số 167/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn công tác quản lý tài chính, giao kế hoạch, thanh toán vốn sự nghiệp kinh tế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt Quốc gia do Nhà nước đầu tư.

BỘ TÀI CHÍNH

__________

Số: 167/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ

hướng dẫn công tác quản lý tài chính, giao kế hoạch, thanh toán vốn sự nghiệp

kinh tế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện nhiệm vụ công ích

trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt Quốc gia do Nhà nước đầu tư

––––––––––––––––––––––––––

Căn cứ Luật đường sắt số 35/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty Nhà nước và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Quyết định số 84/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phương thức và mức thu phí, giá thuê sử dụng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 1082/QĐ-TTg ngày 14/7/2010 và Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 09/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi thẩm quyền định giá sản phẩm công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, đường bộ và đường thuỷ nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch;

Căn cứ Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 31/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Đường sắt Việt Nam;

Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính, giao kế hoạch, thanh toán vốn sự nghiệp kinh tế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư như sau:

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng:

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các công ty quản lý đường sắt, công ty thông tin tín hiệu đường sắt được thành lập theo Quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ngày 4/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (gọi tắt là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt).

2. Đối tượng được Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo trì hàng năm là những tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt Quốc gia do Nhà nước đầu tư và giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, khai thác bao gồm:

a) Hệ thống cầu, cống, hầm các loại.

b) Hệ thống đường: đường sắt chính tuyến, đường sắt trong ga, đường sắt vào bãi hàng hoá, đường sắt xếp dỡ hàng hóa, các đoạn đường bộ vào ga, các đoạn đường bộ vào bãi hàng, ghi, đường ngang và các thiết bị gác chắn đường ngang, kè, hàng rào đường sắt, hệ thống thoát nước, tường chắn, hệ thống cọc mốc biển báo, công trình tác nghiệp đầu máy, toa xe và các công trình phụ trợ khác cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức chạy tàu.

c) Hệ thống thông tin, tín hiệu: Tín hiệu ra, vào ga; thông tin, tín hiệu các đường ngang; hệ thống cáp tín hiệu, hệ thống cáp thông tin, thiết bị khống chế chạy tàu; hệ thống điều khiển và khống chế tập trung, hệ thống các đường truyền tải, hệ thống nguồn, các trạm tổng đài.

d) Hệ thống kiến trúc: Nhà khách đợi tàu, nhà bán vé, nhà kho hành lý, kho hàng hoá, quảng trường ga, sân ga, hàng rào khu ga, cánh dơi, bãi hàng, chòi gác ghi, chòi gác chắn, chòi gác cầu, chòi gác hầm; nhà trực, nhà đặt thiết bị thông tin, tín hiệu, máy phát điện.

Những tài sản này không thực hiện trích khấu hao cơ bản mà được theo dõi mức hao mòn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

3. Nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, bao gồm:

a) Nhiệm vụ quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa khẩn cấp và sửa chữa vừa.

b) Nhiệm vụ sửa chữa lớn.

c) Nhiệm vụ khắc phục hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông.

Đánh giá bài viết
1 216
0 Bình luận
Sắp xếp theo