Thông tư 49/2015/TT-BCT về hoạt động sản xuất quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài

Thông tư 49/2015/TT-BCT - Hoạt động sản xuất quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài

Thông tư 49/2015/TT-BCT về hoạt động sản xuất quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài có hiệu lực ngày 05/02/2016, quy định thủ tục và hồ sơ cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

Quyết định 65/2015/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan

Thông tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế

Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 49/2015/TT-BCTHà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, GIA CÔNG XUẤT KHẨU QUÂN PHỤC
CHO CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản số 5738/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc sản xuất, gia công xuất khẩu hàng quân trang, quân phục cho nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thủ tục và hồ sơ cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với thương nhân sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, từ ngữ "quân phục" được hiểu là đồng phục của quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang nước ngoài, được sản xuất theo kiểu mẫu, quy cách thống nhất, mang mặc theo quy định của các lực lượng vũ trang nước ngoài.

Điều 4. Quy định chung

1. Hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài được thực hiện theo Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài của Bộ Công Thương (sau đây gọi là Giấy phép) sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

2. Sản phẩm quân phục sản xuất, gia công xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài không được tiêu thụ tại Việt Nam.

3. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục sản phẩm quân phục trang bị cho các lực lượng vũ trang nước ngoài (quy định tại Phụ lục I). Hàng dệt may thuộc Danh mục này nhưng không phải là sản phẩm quân phục trang bị cho lực lượng vũ trang nước ngoài không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương.

4. Nguyên liệu, phụ liệu sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩm quân phục thực xuất khỏi Việt Nam. Hoạt động gia công xuất khẩu thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Thương nhân nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép về Bộ Công Thương theo địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hồ sơ bao gồm:

1. 01 (một) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục II;

2. 01 (một) bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

3. 02 (hai) bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng kèm theo 02 (hai) ảnh mầu/ một mẫu sản phẩm đặt sản xuất, gia công. Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện tối thiểu các thông tin: tên, địa chỉ và điện thoại của bên đặt hàng và bên nhận đặt hàng sản xuất, gia công hàng quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài, tên hàng, số lượng, giá trị thanh toán hoặc giá gia công, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng;

4. 01 (một) bản sao một trong các giấy tờ được quy định sau đây:

a) Hợp đồng mua sắm (mua bán/ sản xuất/ gia công) ký giữa Bên đặt sản xuất, gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài;

b) Xác nhận về đơn vị/ cơ quan/ tổ chức sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam, trong đó, thể hiện tối thiểu các thông tin: tên đơn vị/cơ quan/tổ chức sử dụng sản phẩm cuối cùng sản phẩm quân phục đặt may tại Việt Nam, tên bên đặt sản xuất, gia công, tên thương nhân

Việt Nam nhận sản xuất, gia công xuất khẩu, nước nhập khẩu, được cấp bởi một trong các cơ quan sau đây:

- Cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho lực lượng vũ trang nước ngoài;

- Cơ quan chính quyền nước đặt hàng;

- Cơ quan đại diện nước đặt hàng tại Việt Nam;

Giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại hoặc tại Bộ Ngoại giao theo quy định tại Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự.

5. Trường hợp xuất khẩu sang Hoa Kỳ, khi lần đầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, thương nhân nộp thêm 01 (một) bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân Văn bản cấp mã số Nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ được cấp bởi Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Điều 6. Quy trình cấp Giấy phép

1. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Bộ Công Thương gửi xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho thương nhân biết để sửa đổi và bổ sung hồ sơ.

2. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 7. Cấp lại, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép

Thương nhân nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép về Bộ Công Thương theo địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

1. Trong trường hợp Giấy phép bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương cấp lại Giấy phép như sau:

a) 01 (một) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III;

b) 01 (một) bản sao Giấy phép đã được cấp (nếu có);

2. Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Giấy phép đã được cấp, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Giấy phép như sau:

a) 01 (một) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục IV;

b) 01 (một) bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân Giấy phép đã được cấp;

c) 01 (một) bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Đối với trường hợp cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung Giấy phép, trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, Bộ Công Thương xem xét cấp lại hoặc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung về số lượng, mặt hàng hoặc nước nhập khẩu, hồ sơ, quy trình cấp thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

5. Bộ Công Thương thu hồi Giấy phép đã được cấp trong trường hợp phát hiện thương nhân khai báo thông tin liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép không trung thực, không chính xác hoặc thực hiện không đúng Giấy phép.

Đánh giá bài viết
1 43
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi