Thông tư 24/2018/TT-BTC

Tải về

Thông tư 24/2018/TT-BTC - Hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia

Tăng mức hỗ trợ sinh hoạt phí cho lưu học sinh Lào, Campuchia là nội dung mới nổi bật tại Thông tư 24/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Mời các bạn tham khảo.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 24/2018/TT-BTC

Số hiệu24/2018/TT-BTC
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhTài chính nhà nước, Giáo dục
Nơi ban hànhBộ Tài chính
Người kýTrần Xuân Hà
Ngày ban hành12/03/2018
Ngày hiệu lực
01/05/2018
BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2018/TT-BTC
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO LƯU HỌC SINH LÀO VÀ CAMPUCHIA
(DIỆN HIỆP ĐỊNH) HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ qui định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện phương án Điều chỉnh định mức chi đào tạo lưu học sinh Lào Campuchia học tập tại Việt
Nam (diện Hiệp định) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 11649/VPCP-QHQT ngày 01
tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông hướng dẫn quản kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào,
Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam như sau:
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định định mức chi đào tạo và cấp kinh phí từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính
phủ nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam cho Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia để đào tạo
lưu học sinh Lào, lưu học sinh Campuchia được cử sang học tập tại Việt Nam theo các hiệp định hợp tác
giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia.
2. Đối tượng áp dụng: Thông này áp dụng đối với sở đào tạo tại Việt Nam; lưu học sinh Lào,
Campuchia và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định: Hiệp định, Biên bản kỳ họp y ban liên Chính phủ được kết giữa Chính phủ Việt
Nam với Chính phủ Lào, Chính phủ Campuchia.
2. Lưu học sinh: là cán bộ, học sinh, sinh viên Lào, Campuchia vào Việt Nam học tập theo Hiệp định.
3. Đào tạo dài hạn: gồm các hệ đào tạo trung học, đại học và sau đi học theo quy định, có thời gian đào
tạo từ 12 tháng trở lên.
4. Đào tạo ngắn hạn: là các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo
dưới 12 tháng.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý và chi đào tạo
1. Kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu sinh hoạt phí cấp qua sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao
nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.
2. Các sở đào tạo trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng Mục đích, hiệu quả, công khai,
minh bạch, đúng chế độ.
3. Việc lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các quy định liên
quan và Thông tư này.
4. Đối với lưu học sinh học không tập trung, mức chi đào tạo tính theo tháng và số ngày thực tế (trường
hợp không đủ 01 tháng) sinh viên có mặt học tập tại Việt Nam.
Điều 4. Kinh phí đào tạo
1. Nội dung chi
a) Chi thường xuyên bao gồm các Khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên
dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu
có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh.
b) Các Khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và
trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh tại túc xá, chi tham quan, chi làm hồ thủ tục
nhập học, chi tổng kết, kết thúc khoá học bảo vệ luận văn tốt nghiệp, chi tặng phẩm, chi đón tiễn
lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Chi phí khác
- Chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học, chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm;
- Chi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn, Tết cổ truyền Việt Nam Tết cổ
truyền nước bạn
2. Định mức chi
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 2.576.000 đồng/người/tháng.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 5.485.000 đồng/người/tháng.
c) Các sở đào tạo thuộc khối quốc phòng, an ninh, yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được
cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm a, Điểm b
Khoản 2 Điều này.
d) Đối với các mức chi cụ thể của các Mục chi nêu tại Khoản 1 Điều này: áp dụng theo định mức của cơ
sở đào tạo (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp không có định mức cụ thể, các cơ sở
đào tạo chủ động chi tiêu. Tổng các Khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại Khoản 2 Điều này.
Điều 5. Chi sinh hoạt phí
1. Nội dung chi: sinh hoạt phí cho lưu học sinh.
2. Định mức chi
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 3.080.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 3.630.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học: 4.110.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 4.820.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Trung học, Đại học: 2.460.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Sau đại học: 2.900.000 đồng/người/tháng.
3. Nguyên tắc chi
a) Đối với cơ sở đào tạo không tổ chức ăn tập trung, toàn bộ sinh hoạt phí được cấp cho lưu học sinh.
Đánh giá bài viết
1 281

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm