Thông tư 09/2013/TT-BXD
Thông tư 09/2013/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2013/TT-BXD | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và văn bản số 701/TTg-KTN ngày 23 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đính chính văn bản;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này điều chỉnh các nội dung liên quan đến việc xác định đối tượng, điều kiện, phương thức hỗ trợ và việc tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên phạm vi toàn quốc (kể cả khu vực đô thị và nông thôn) theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg);
Đối với việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (bao gồm cả chi phí quản lý để triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg) được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg;
b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng.
2. Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
3. Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách.
4. Việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên;
b) Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này.
Điều 3. Xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở
Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
2. Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:
a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.
Điều 4. Trình tự lập và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở
1. Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này, thôn, làng, tổ dân phố, ấp, bản, buôn, phum, sóc... (gọi chung là thôn) tổ chức phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg tới tất cả các đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn thôn. Trưởng thôn hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này), Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi có nhà ở.
2. UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở. Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện).
3. Căn cứ vào báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh).
4. Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.
Trong Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của tỉnh cần phân định rõ số lượng, mức vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở thực hiện trong năm 2013 và số lượng sẽ thực hiện sau năm 2013 (nếu có).
Trường hợp danh sách người có công với cách mạng được hỗ trợ theo Đề án ít hơn số lượng mà UBND cấp tỉnh đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012 thì sẽ bố trí vốn để hoàn thành việc hỗ trợ trong năm 2013.
Trường hợp danh sách người có công với cách mạng được hỗ trợ theo Đề án nhiều hơn số lượng mà UBND cấp tỉnh đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012 thì chỉ thực hiện hỗ trợ trong năm 2013 theo số lượng đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012, số còn lại thực hiện sau năm 2013; số lượng hỗ trợ trong năm 2013 được lập theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Hộ gia đình người có công mà nhà ở có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng;
- Hộ gia đình mà người có công cao tuổi;
- Hộ gia đình người có công là dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn;
- Hộ gia đình người có công thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;
5. Sau khi phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này) về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Điều 5. Phương thức thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở
1. Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng:
a) UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình, kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương để phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng để xây dựng nhà ở;
b) Đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg mà đang ở tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt có mức ngập cao từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà thuộc 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), khi được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10 m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên;
c) Nhà ở của các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ phải bảo đảm vệ sinh môi trường, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng cung cấp hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.
2. Yêu cầu về tổ chức xây dựng nhà ở:
a) Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật...) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này;
b) UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở; vận động các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ... để giảm giá thành xây dựng; Khi hoàn thành xây dựng phần nền móng và khung - tường nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và khi hoàn thiện toàn bộ nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu quy định tại phụ lục số V và số VI ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở mà có thay đổi về diện tích nhà ở, nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thời hạn xác nhận các thay đổi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, giải quyết các vướng mắc theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
2. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ nội dung của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này, phối hợp với Bộ Xây dựng để triển khai các nhiệm vụ, nội dung thuộc chức năng được Chính phủ phân công.
3. Trách nhiệm của chính quyền địa phương:
a) Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh:
- Tổ chức thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở đúng quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm việc hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả;
- Căn cứ vào Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và quy định tại Thông tư này, tổ chức lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh và gửi về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 8 năm 2013 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương;
- Bố trí kinh phí quản lý để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Ngoài nguồn vốn và số vốn quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, tùy điều kiện thực tế, các địa phương hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương, huy động từ các nguồn hỗ trợ khác để nâng cao chất lượng nhà ở cho các hộ gia đình được hỗ trợ;
- Báo cáo tình hình và tiến độ thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng 3 tháng một lần; báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ trong năm 2013 và khi kết thúc Chương trình về Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong báo cáo cần nêu rõ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động khác, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ;
- Trong năm 2013 phải hoàn thành việc hỗ trợ các hộ gia đình người có công với cách mạng có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này đối với các hộ gia đình theo số liệu mà UBND cấp tỉnh đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012;
- Đối với các trường hợp hộ gia đình người có công với cách mạng có nhà ở đủ điều kiện được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này nhưng mới được các địa phương thống kê, rà soát trong năm 2013 thì tiếp tục thực hiện hỗ trợ trong năm 2014;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này.
b) Trách nhiệm của UBND cấp huyện:
- Tổng hợp và phê duyệt danh sách người có công được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn;
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện);
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này.
c) Trách nhiệm của UBND cấp xã:
- Tổ chức rà soát, lập danh sách các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn;
- Niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này tại trụ sở của UBND cấp xã;
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;
- Tổ chức việc lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này);
- Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở, bao gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở của hộ gia đình;
+ Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn (01 bản);
+ Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (01 bản);
+ Các chứng từ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ.
- Chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, bảo đảm chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định;
- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình và các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện trên địa bàn).
4. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên phạm vi toàn quốc. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, ban hành theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Chia sẻ:Trịnh Thị Lương
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Tải Quyết định 1486/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
-
Nghị định 66/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2018/NĐ-CP
-
Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định đánh số, gắn biển số nhà, công trình xây dựng
-
Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
-
Quyết định 686/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch tỉnh Long An
-
Tải Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Nhà ở 2023 file Doc, Pdf
-
18 Điểm mới của Luật đất đai 2024
-
Luật Đất đai số 13/2003/QH11
-
Tải Luật Kinh doanh bất động sản - Luật số 29/2023/QH15 file DOC, PDF
-
Thông tư 10/2024/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu tài sản gắn liền với đất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Quyết định 420/2013/QĐ-SXD
Tải Quyết định 222/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 file Doc, Pdf
Thông tư 05/2018/TT-BXD về Hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Quyết định số 758/QĐ-TTG
Thông tư số 33/2012/TT-BCT
Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác