Thông tư 07/2018/TT-BYT
Hướng dẫn về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Thông tư 07/2018/TT-BYT - Hướng dẫn về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2018/TT-BYT quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
Thông tư 52/2017/TT-BYT Hướng dẫn mới về nội dung đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Thông tư 114/2017/TT-BTC Sửa đổi Biểu mức thu phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
Thuộc tính văn bản: Thông tư 07/2018/TT-BYT
Số hiệu | 07/2018/TT-BYT |
Loại văn bản | Thông tư |
Lĩnh vực, ngành | Thể thao - Y tế |
Nơi ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Trương Quốc Cường |
Ngày ban hành | 12/04/2018 |
Ngày hiệu lực | 01/06/2018 |
BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2018/TT-BYT
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VỀ KINH DOANH DƯỢC CỦA LUẬT DƯỢC
VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2017/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA CHÍNH
PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT
DƯỢC
Căn cứ Luật số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016 về dược;
Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược
của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về kinh doanh dược, bao gồm:
1. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược tại Việt Nam đối với người nước
ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật
dược.
2. Thông báo, công khai danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề
tại cơ sở kinh doanh dược theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 42 Luật dược.
3. Hoạt động của cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược theo quy định tại Điều 35 Luật dược.
4. Bán thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ theo quy định tại điểm k khoản 2
Điều 42 Luật dược.
5. Bán thêm thuốc tại quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 48 Luật dược.
6. Người giới thiệu thuốc của cơ sở kinh doanh dược cho người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 76 Luật dược.
7. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy
định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hành nghề dược, kinh doanh dược hoặc có
hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại
Việt Nam.
Chương II
YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG HÀNH NGHỀ DƯỢC ĐỐI VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 3. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc và người phụ
trách dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người nước ngoài và người Việt
Nam định cư ở nước ngoài phải được công nhận biết tiếng Việt thành thạo, trường hợp
không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên
dịch đáp ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Người nước ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài chưa được công nhận
biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược, trên Chứng chỉ hành nghề dược phải ghi
“yêu cầu có phiên dịch trong hành nghề”. Khi hành nghề dược, trong hồ sơ đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phải có hợp đồng với người phiên dịch
đáp ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Điều 4. Tiêu chí để công nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong hành
nghề dược
1. Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề
dược khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư này kiểm tra và công nhận
biết tiếng Việt thành thạo, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng
Việt để hành nghề dược thì phải được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 6 Thông tư này
kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng
ký sử dụng trong hành nghề dược, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược có thể là một
trong các ngôn ngữ sau đây: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
3. Người hành nghề dược được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành
thạo ngôn ngữ khác trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên do
cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong
quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng
trong hành nghề dược theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền có
thời gian từ 12 (mười hai) tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là
tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong hành nghề dược
theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền do cơ sở
đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc
-
Thông tư 06/2017/TT-BYT ban hành danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc
-
Thông tư 40/2014/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc tân dược được BHYT chi trả
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Thông tư 09/2019/TT-BYT
Thông tư 6/2020/TT-BYT hệ thống chỉ tiêu thống kê dược, mỹ phẩm
Danh sách điểm cấm hút thuốc lá tại Hà Nội
Thông tư 09/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư về Hướng dẫn khám sức khỏe
Quyết định 1707/QĐ-BYT 2022 bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp BS y học dự phòng
Quyết định 824/QĐ-TTg về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến khám, chữa bệnh 2016
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác