Thông tư 07/2018/TT-BCA

Thông tư 07/2018/TT-BCA - Quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân. Thông tư này áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ và các cơ quan, tổ chức...

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2018/TT-BCA

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2018

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC PHẠM NHÂN GẶP THÂN NHÂN; NHẬN, GỬI THƯ; NHẬN TIỀN, ĐỒ VẬT VÀ LIÊN LẠC ĐIỆN THOẠI VỚI THÂN NHÂN

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp tại Tờ trình số 155 ngày 31 tháng 01 năm 2018;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ (sau đây gọi chung là cơ sở giam giữ) gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật của thân nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác và liên lạc điện thoại với thân nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Không áp dụng đối với các trường hợp thăm gặp ngoại giao, thăm gặp và tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHẠM NHÂN GẶP THÂN NHÂN

Điều 3. Chế độ gặp thân nhân

1. Phạm nhân được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật Thi hành án hình sự, trừ trường hợp đang bị kỷ luật quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 38 Luật Thi hành án hình sự không được gặp thân nhân. Những phạm nhân chấp hành tốt Nội quy của cơ sở giam giữ; tích cực học tập, lao động hoặc đthực hiện quyn, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 3 (ba) giờ. Phạm nhân là người dưới 18 (mười tám) tui được gặp thân nhân theo quy định tại Điều 53 Luật Thi hành án hình sự.

2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết. Thời gian tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân trong ngày do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định theo giờ làm việc của đơn vị.

3. Khi phạm nhân gặp thân nhân được kéo dài thời gian thăm gặp không quá 3 (ba) giờ, gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 (hai bốn) giờ, căn cứ điều kiện cụ thể, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định có thể cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân tại căng tin nhà thăm gặp trong thời gian 60 phút (mỗi lần không quá 3 (ba) người). Ngoài ra, khi tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân; hoặc trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của công tác giáo dục, cần có sự phối hợp, tác động của gia đình để giáo dục phạm nhân; hoặc những phạm nhân có 2 (hai) quý liền kề ở thời điểm xét duyệt được xếp loại Tốt; hoặc lập công thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, quyết định cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân. Việc tổ chức cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ, quản lý chặt chẽ phạm nhân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho thân nhân phạm nhân.

Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân

1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.

2. Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác ngoài những người được quy định tại khoản 1 điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

Điều 5. Thủ tục thăm gặp phạm nhân

1. Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp (trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp hoặc không có tên trong Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập). Đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư này khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận), đồng thời phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu; giy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

2. Thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân có đủ điều kiện được gặp phạm nhân tại phòng riêng theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật Thi hành án hình sự thì phải có giấy đăng ký kết hôn; trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật không được đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp; phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, có trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không để phạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy của cơ sở giam giữ, đng thời thực hiện phòng, chng các bệnh truyền nhiễm. Phạm nhân được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng phải cam kết chấp hành các quy định pháp luật về dân s, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 07/2018/TT-BCA

Số hiệu07/2018/TT-BCA
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhTrách nhiệm hình sự
Nơi ban hànhBộ Công An
Người kýTô Lâm
Ngày ban hành12/02/2018
Ngày hiệu lực
29/03/2018
Đánh giá bài viết
1 1.030
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo