Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án theo hình thức đối tác công tư

Tải về

Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án theo hình thức đối tác công tư

Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Thông tư có hiệu lực từ ngày 18/04/2016.

Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư gián tiếp qua nước ngoài

Thông tư 220/2013/TT-BTC về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Thông tư 03/2016/TT-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2016/TT-BKHĐTHà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN SƠ BỘ DỰ ÁN, LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc lựa chọn sơ bộ dự án; lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Dự án PPP trong Thông tư này được hiểu là dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

2. Đơn vị chuẩn bị dự án là đơn vị được Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ lập đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

3. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi (sau đây gọi tắt là đơn vị thẩm định) là đơn vị được thành lập hoặc giao nhiệm vụ làm đầu mối quản lý về hoạt động PPP theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

4. Đề xuất dự án là báo cáo được lập theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, đề xuất dự án tương đương Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án nhóm A) hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (đối với dự án nhóm B và C) theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Điều 3. Lựa chọn sơ bộ dự án

1. Nguyên tắc lựa chọn sơ bộ dự án

a) Việc lựa chọn sơ bộ dự án nhằm xác định đúng các dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ công được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP.

b) Dự án được lựa chọn sơ bộ đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tiêu chí lựa chọn sơ bộ dự án

a) Dự án được lựa chọn sơ bộ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2015/NĐ-CP và là dự án ưu tiên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Có khả năng tạo doanh thu để hoàn vốn cho nhà đầu tư, ưu tiên dự án tạo doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

b) Ngoài các tiêu chí quy định tại điểm a khoản này, căn cứ mức độ thông tin của từng dự án, có thể xem xét bổ sung các tiêu chí sau để ưu tiên lựa chọn sơ bộ dự án:

- Có nhà đầu tư quan tâm;

- Có nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn;

- Có yếu tố thuận lợi để thực hiện đầu tư (dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng; công trình phụ trợ, đấu nối đã được xây dựng; nguyên nhiên vật liệu, máy móc công nghệ sẵn có trên thị trường);

- Các yếu tố liên quan khác (nếu có).

3. Tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động nghiên cứu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép lập đề xuất dự án.

4. Căn cứ ý kiến chấp thuận về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư công bố trí vốn đầu tư công hoặc vốn hợp pháp khác để lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 4. Lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 15/2015/NĐ-CP

1. Quy trình chi tiết

a) Lập đề xuất dự án;

b) Thẩm định đề xuất dự án;

c) Đề xuất, phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

d) Phê duyệt đề xuất dự án;

đ) Công bố dự án.

2. Lập đề xuất dự án

a) Đơn vị chuẩn bị dự án tổ chức lập đề xuất dự án theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

b) Đơn vị chuẩn bị dự án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án; đồng thời gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ đề xuất dự án.

c) Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:

- Văn bản trình duyệt đề xuất dự án: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ pháp lý lập đề xuất dự án, thuyết minh nội dung chính của đề xuất dự án và các kiến nghị;

- Dự thảo đề xuất dự án;

- Ý kiến chấp thuận của người có thẩm quyền về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

3. Thẩm định đề xuất dự án

a) Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án và tổ chức thẩm định theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này.

Đánh giá bài viết
1 1.100
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm