Thông báo về cải cách chính sách tiền lương đối với người có công số 92/TB-VPCP
Thông báo số 92/TB-VPCP về việc cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi đối với người có công. Các chính sách này đã được triển khai nghiên cứu trong nhiều năm, là vấn đề lớn, phức tạp vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có mối quan hệ tổng thể với nhiều chính sách xã hội khác.
Cải cách chính sách tiền lương đối với người có công
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 92/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2015 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG
Ngày 09 tháng 3 năm 2015 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm 2014 và dự kiến chương trình công tác năm 2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương). Sau khi nghe Bộ Nội vụ báo cáo và ý kiến phát biểu của các Thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2014
Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã được triển khai nghiên cứu trong nhiều năm, là vấn đề lớn, phức tạp vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có mối quan hệ tổng thể với nhiều chính sách xã hội khác. Trong các năm 2013 và 2014, tuy chưa đạt được mục tiêu cải cách như mong muốn nhưng đã có một bước thay đổi lớn về nhận thức, thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện các chính sách về tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập,... Đến nay, xã hội đã bước đầu đồng tình, các Bộ, ngành rất quyết tâm trong triển khai thực hiện. Tiền lương trong khu vực doanh nghiệp tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng đã được thực hiện khá hài hòa; bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội có bước tiến dài; người có công được chăm lo tốt hơn.
Tuy nhiên, cải cách tiền lương theo đúng mục tiêu và lộ trình đề ra vẫn chưa thực hiện được. Lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp được điều chỉnh hàng năm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Mức lương cơ sở áp dụng đối với khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện đã quá bất cập. Nhìn tổng thể, cải cách trong khối sự nghiệp công lập còn chậm. Vì vậy, việc tạo nguồn để cải cách tiền lương chưa có sự đột phá.
II. NHIỆM VỤ NĂM 2015
1. Các nhiệm vụ trọng tâm
Tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao trong các văn bản luật (Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế,...) và xử lý các vướng mắc; nhiệm vụ nghiên cứu thang, bảng lương dành cho giai đoạn sau. Cụ thể như sau:
a) Về bảo hiểm xã hội:
Tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.
b) Về ưu đãi người có công với cách mạng:
Trên cơ sở chính sách hiện hành, nghiên cứu điều chỉnh mức trợ cấp và một số chính sách liên quan phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước để đời sống của người có công được nâng cao hơn.
c) Về tiền lương:
- Đối với khu vực doanh nghiệp:
Xây dựng lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và sớm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Rà soát các quy định tại Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nghiên cứu, đề xuất về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang công ty cổ phần (Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối).
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý việc tuyển dụng, sử dụng lao động trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bảo đảm việc tuyển dụng, sử dụng lao động có hiệu quả.
- Đối với khu vực hành chính sự nghiệp:
Triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ về đổi mới khu vực sự nghiệp công lập trên cơ sở chính sách khung đã được Chính phủ ban hành (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ). Các Bộ nghiên cứu xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với đặc điểm của ngành, lĩnh vực; phân loại các đơn vị sự nghiệp công làm cơ sở xây dựng lộ trình thực hiện đổi mới.
d) Về tinh giản biên chế:
Kiên quyết thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế đến năm 2020 theo Đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phân công thực hiện:
a) Bộ Nội vụ:
- Tiếp thu ý kiến của các Thành viên Ban Chỉ đạo để hoàn thiện dự thảo Quyết định phân công, sớm ban hành và triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng bảng lương trên cơ sở tính đủ theo nhu cầu tối thiểu áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Trung ương.
- Nghiên cứu về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Trung ương.
- Rà soát một số chức danh trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (ví dụ: bác sỹ, nhân viên y tế trong các trường học, cơ quan nhà nước,...).
b) Bộ Tài chính:
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất về đổi mới cơ chế phân bổ, hỗ trợ từ ngân sách đối với khu vực sự nghiệp công lập nhằm đảm bảo các hoạt động dần phù hợp với cơ chế thị trường, giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với khu vực sự nghiệp công (ví dụ: quy định mức giá phù hợp với khả năng chi trả của bảo hiểm y tế,…).
- Xây dựng phương án cân đối nguồn lực ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 để đề xuất giải pháp điều chỉnh mức lương cơ sở đối với khu vực hành chính sự nghiệp, khả năng điều chỉnh trong năm 2016 và các năm tiếp theo.
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tập trung chỉ đạo việc xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ nêu tại Điểm 1 Phần II Thông báo này; báo cáo Ban Chỉ đạo về lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp.
d) Các Bộ, Cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương:
- Chỉ đạo quyết liệt và đưa vào chương trình công tác để triển khai nhiệm vụ trong năm 2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương.
- Các Bộ quản lý ngành sự nghiệp (Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động -Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông) tập trung hoàn thành xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của ngành, lĩnh vực và phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập trong quý III năm 2015 và triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Kiều Đình Thụ
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng
-
Cách tính phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân năm 2024
-
Hướng dẫn tính lương, phụ cấp 2024
-
Nghị định 24/2023/NĐ-CP về lương cơ sở 2023
-
Nghị định 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
-
Nghị định 88/2018/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng
-
Bảng lương dành cho viên chức áp dụng từ 01/7/2024
-
Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương hàng tháng 2024
-
Thông tư 208/2017/TT-BQP về chuyển xếp lương sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên nghiệp
-
Hướng dẫn đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Thông tư 38/2016/TT-BLĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư 97/2017/TT-BTC
Công văn 4027/BHXH-ST hướng dẫn rà soát và bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
Thông báo 4659/TB-BLĐTBXH về việc nghỉ Lễ, Tết năm 2016 của cán bộ, công chức
Tổng hợp các văn bản về tăng lương từ ngày 01/7/2017
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác