Quyết định về chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia số 07/2015/QĐ-TTg

Tải về

Quyết định 07/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 20 tháng 04 năm 2015.

Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------


Số: 07/2015/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2015.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia (sau đây gọi tắt là Chương trình).

2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án, dự án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì), cơ quan quản lý Chương trình và các đối tượng thụ hưởng Chương trình.

Điều 2. Đơn vị chủ trì

1. Đơn vị chủ trì là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử Trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử địa phương và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

2. Các Đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện đề án và có trách nhiệm quyết toán kinh phí theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Quy chế này.

3. Các Đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai các dự án và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

4. Đơn vị chủ trì được ký hợp đồng với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện các hạng mục công việc thuộc nội dung đề án.

Điều 3. Đối tượng thụ hưởng Chương trình

Đối tượng thụ hưởng Chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng hoặc hỗ trợ hoạt động ứng dụng thương mại điện tử.

Điều 4. Cơ quan quản lý nhà nước của Chương trình

1. Bộ Công Thương là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương phổ biến định hướng phát triển thương mại điện tử theo chiến lược, quy hoạch và các kế hoạch phát triển thương mại điện tử được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hàng năm công bố danh mục các lĩnh vực ưu tiên tập trung phát triển thương mại điện tử theo Chương trình;

c) Hướng dẫn xây dựng đề án và thẩm định dự án theo quy định tại Quy chế này;

d) Phê duyệt danh mục các đề án, dự án để tổng hợp vào Chương trình;

đ) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình;

e) Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện các đề án thuộc Chương trình, đánh giá sự phù hợp với mục tiêu của từng đề án và mục tiêu tổng thể Chương trình;

g) Quản lý kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước giao để thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia;

h) Tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện Chương trình.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng thẩm định các đề án, dự án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do một lãnh đạo Bộ Công Thương làm chủ tịch; thành phần bao gồm đại diện Bộ Công Thương và đại diện các Bộ, ngành liên quan. Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định các đề án, dự án do các Đơn vị chủ trì xây dựng. Hội đồng có thể mời và tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thẩm định.

3. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý Chương trình, có nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án theo quy định tại Quy chế này; tổng hợp gửi Hội đồng để thẩm định; tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án; tổ chức nghiệm thu các đề án; tổng kết, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương; tiếp nhận và quản lý kinh phí nhà nước cấp cho Chương trình.

Điều 5. Kinh phí thực hiện Chương trình

1. Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch, bao gồm nguồn vốn đầu tư phát triển và nguồn vốn sự nghiệp;

b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Chương trình;

c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho Chương trình theo nguyên tắc:

a) Kinh phí chi thường xuyên thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương, hỗ trợ đối tượng thụ hưởng thông qua Đơn vị chủ trì;

b) Kinh phí chi đầu tư phát triển thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm của cơ quan quản lý dự án đầu tư.

Đánh giá bài viết
1 70
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm