Quyết định 755/QĐ-TTg
Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 05 năm 2013 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bảo dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ --------Số: 755/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở XÃ, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
----------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 với đối tượng, phạm vi, mục tiêu như sau:
1. Đối tượng:
Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg, ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo định mức quy định tại địa phương, có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
2. Phạm vi:
Chính sách này áp dụng cho tất cả hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên phạm vi cả nước và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản, buôn, làng, ấp đặc biệt khó khăn (sau đây gọi chung là thôn). Riêng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm theo Quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ.
3. Mục tiêu:
Phấn đấu đến hết năm 2015 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; bảo đảm công khai minh bạch, đúng đối tượng.
2. Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo; không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.
3. Lao động được hỗ trợ một phần kinh phí để đào tạo, chuyển đổi nghề phải sử dụng đúng mục đích thông qua các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương hoặc kết hợp với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp.
4. Mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo quy định chỉ được hỗ trợ một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định này.
Điều 3. Nội dung chính sách
1. Hỗ trợ đất sản xuất:
a) Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất:
- Định mức đất sản xuất cho mỗi hộ: Căn cứ theo mức bình quân chung của từng địa phương;
- Những nơi còn quỹ đất thì được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho mỗi hộ để tạo quỹ đất sản xuất bình quân 30 triệu đồng/hộ. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ và được vay tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương với 1,2%/năm;
- Quỹ đất sản xuất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo bao gồm: Đất Nhà nước quy hoạch để hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo theo quy định tại Quyết định này; đất thu hồi từ các nông, lâm trường và các doanh nghiệp, tổ chức sau khi sắp xếp lại theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; đất khai hoang phục hóa, đất được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện; đất thu hồi từ các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và các nguồn khác;
b) Những nơi không còn quỹ đất để giao đất sản xuất cho các hộ thì được hỗ trợ để chuyển đổi sang một trong các hình thức sau:
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề:
+ Đối với những hộ có lao động học nghề để chuyển đổi nghề thì được ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/lao động; mức hỗ trợ cho từng lao động cụ thể căn cứ vào học phí, ngành nghề và thời gian học thực tế của lao động do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
+ Những hộ có lao động, có nhu cầu vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn để làm các nghề khác, tăng thu nhập, thì được ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ và được vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương 1,2%/năm.
Những hộ, lao động chuyển đổi nghề, ngoài việc được hưởng các chính sách nêu trên, còn được hưởng các chính sách ưu đãi liên quan về dạy nghề theo quy định hiện hành. Ngoài mức hỗ trợ này, từng địa phương tùy theo khả năng nguồn ngân sách mà quyết định mức hỗ trợ thêm.
- Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Đối tượng đi xuất khẩu lao động quy định tại Quyết định này được thực hiện như cơ chế, chính sách quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.
- Giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng: Hộ gia đình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng thuộc đối tượng quy định tại Quyết định này được thực hiện như cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.
2. Hỗ trợ đất ở:
Mức giao diện tích đất ở cho mỗi hộ bình quân 200 m2/hộ. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tự cân đối quỹ đất và ngân sách để giao đất cho các hộ làm nhà ở.
3. Hỗ trợ nước sinh hoạt:
a) Nước sinh hoạt phân tán: Đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn có khó khăn về nước sinh hoạt được Nhà nước hỗ trợ bình quân 1,3 triệu đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước, đào giếng nước hoặc tự tạo nguồn nước sinh hoạt;
b) Nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư xây dựng những công trình nước sinh hoạt ở thôn theo đề án thuộc Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt. Tổng mức đầu tư cho một công trình, chủ đầu tư căn cứ vào tình hình thực tế để phê duyệt dự án đầu tư; trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân 1.300 triệu đồng/công trình;
c) Duy tu bảo dưỡng các công trình nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004; Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định này: Được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và lồng nghép các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
4. Kinh phí chi cho quản lý, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn, sơ kết, tổng kết chính sách hàng năm của các địa phương được bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương.
5. Gia hạn nợ và xử lý rủi ro đối với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Gia hạn nợ: Trường hợp đến hạn trả nợ, những hộ vay vốn vẫn thuộc diện hộ nghèo và có nhu cầu tiếp tục sử dụng vốn vay thì căn cứ tình hình thực tế để xử lý:
- Nếu hộ vay còn thuộc diện hộ nghèo và hộ gặp khó khăn tài chính tạm thời chưa có nguồn trả nợ thì có thể được xem xét kéo dài thời gian trả nợ, nhưng tối đa không quá 2,5 năm;
- Nếu hộ vay đã thoát nghèo theo chuẩn nghèo thì phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp hộ vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì áp dụng lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
b) Xử lý rủi ro: Đối với các hộ gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các khó khăn bất khả kháng khác không trả được nợ thì được xử lý rủi ro theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 4. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện
1. Nguồn vốn
a) Nguồn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương;
b) Nguồn từ ngân sách địa phương đảm bảo tối thiểu 20% so với vốn ngân sách Trung ương và huy động thêm nguồn vốn hợp pháp khác;
c) Nguồn vốn vay: Ngân sách Trung ương đảm bảo 50% và Ngân hàng Chính sách xã hội đảm bảo huy động 50% trong tổng nguồn vốn vay;
d) Nguồn được lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, chính sách khác.
2. Cơ chế thực hiện
a) Đối với các địa phương có khó khăn về ngân sách phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương thì được hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng. Cụ thể theo các mức sau: 20% cho các địa phương nhận bổ sung trên 70%; 15% cho các địa phương nhận bổ sung từ 50% đến 70%; 10% cho các địa phương nhận bổ sung dưới 50% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012;
b) Sau khi rà soát, tổng hợp nhu cầu của các địa phương, căn cứ vào khả năng nguồn vốn giai đoạn 2013 - 2015, Trung ương sẽ thông báo cho các địa phương về kế hoạch vốn hàng năm và cả giai đoạn;
c) Đối với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo hình thức ngân sách Trung ương thông báo tổng nguồn vốn vay theo kế hoạch hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Đối với các Bộ, ngành Trung ương
a) Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm:
- Chủ trì, trực tiếp chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện;
- Chỉ đạo các địa phương rà soát, bổ sung đối tượng thuộc Quyết định này để tổ chức thực hiện;
- Tổng hợp nhu cầu lao động cần đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho lao động dân tộc thiểu số và hộ nghèo thuộc đối tượng trong Quyết định này;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm tra, tổng hợp nhu cầu, kế hoạch của các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện chính sách; sơ kết, tổng kết đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu, dự kiến vốn hàng năm và cả giai đoạn cho các địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương; cấp vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất, chi phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách.
Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vốn vay đã được thu hồi theo quy định, đồng thời kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn vay của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo hướng dẫn các địa phương thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và đào tạo nghề nông, lâm nghiệp cho lao động nông thôn; bố trí tạo quỹ đất sản xuất từ các chương trình, dự án do Bộ quản lý cho các hộ thiếu đất sản xuất thuộc đối tượng của Quyết định này;
đ) Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc chỉ đạo hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề để chuyển đổi nghề và xuất khẩu lao động cho đối tượng tại quyết định này;
e) Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung của Quyết định theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chính sách quy định tại Quyết định này.
2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong việc tổ chức thực hiện đề án theo Quyết định;
b) Rà soát, bổ sung đối tượng thụ hưởng, lập đề án gửi Ủy ban Dân tộc để thẩm tra trước khi phê duyệt;
c) Rà soát, lập hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo thẩm quyền để tạo quỹ đất dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo thiếu đất ở và đất sản xuất. Tập trung chỉ đạo thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại các nông, lâm trường thuộc địa phương quản lý; kiên quyết thu hồi đất của các nông, lâm trường sử dụng không hiệu quả để cấp cho các hộ thuộc đối tượng quy định tại Quyết định này;
d) Giao cho cơ quan làm công tác dân tộc của tỉnh trực tiếp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyết định này;
đ) Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các nội dung chính sách trên địa bàn;
e) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương triển khai thực hiện việc cho vay kịp thời, đúng quy định;
g) Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo tình hình thực hiện Quyết định này gửi Ủy ban Dân tộc theo quy định.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG (đã ký) Nguyễn Tấn Dũng |
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Quyết định 755/QĐ-TTg
44 KBGợi ý cho bạn
-
Thông tư 14/2018/TT-NHNN Biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
-
Thông tư 22/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 05/2018/TT-NHNN
-
Thông tư 71/2024/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
-
Tải Nghị định 87/2023/NĐ-CP về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam file DOC, PDF
-
Thông tư 21/2022/TT-NHNN về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành lĩnh vực Ngân hàng
-
Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về quản lý, sử dụng vốn ODA
-
Thông tư 49/2024/TT-NHNN về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
-
Thông tư 14/2023/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
-
Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
-
Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi nghị định thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
Thông tư liên tịch 70/2016/TTLT-BTC-TTCP về lập, quản lý và sử dụng Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng
Quyết định 30/2021/QĐ-TTg Tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022
Thông tư 07/2017/TT-BTC về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Thông tư số 141/2010/TT-BTC
Thông tư 53/2020/TT-BTC kinh phí giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác