Quyết định 707/QĐ-TTg cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

Quyết định 707/QĐ-TTg - Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

Quyết định 707/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 707/QĐ-TTgHà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, TRỌNG TÂM LÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020" với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

a) Thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

b) Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ; ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, có hàm lượng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; kiện toàn nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

c) Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường.

d) Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.

2. Nhiệm vụ

a) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với vị trí, vai trò và mục tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ được giao; đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Hoàn thành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp; phấn đấu đến hết năm 2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp (chưa bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Công ty mua bán nợ Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng lộ trình và tổ chức bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để phù hợp với tiêu chí tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng theo yêu cầu nguồn vốn cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội.

c) Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp nhà nước: sắp xếp lại doanh nghiệp; nâng cao nănglực tài chính; đổi mới công tác quản trị, công nghệ; đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực; cơ cấu sản phẩm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động.

d) Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác.

đ) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước: Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp; hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn; xử lý dứt điểm tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

e) Thực hiện có hiệu lực, hiệu quả các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thành lập cơ quan chuyên trách để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

3. Giải pháp

a) Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, tạo sự nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị để nâng cao hơn nữa nhận thức và có hành động quyết liệt, cụ thể trong thực hiện.

b) Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước:

- Rà soát các luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Bộ luật Lao động và các quy định có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình cơ cấu lại và vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước thời gian tới.

- Về chính sách cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước:

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về cổ phần hoá, thoái vốn, bán, giải thể, phá sản doanh nghiệp phù hợp với hệ thống luật mới ban hành. Trong đó:

  • Nghiên cứu quy định về nâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước;
  • Quy định các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa có trách nhiệm rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập và hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan trước thời điểm quyết định cổ phần hóa; thực hiện nghiêm cơ chế cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2013.
  • Bổ sung tiêu chí gắn với trách nhiệm và chế tài bảo đảm thực hiện cam kết đối với cổ đông chiến lược; các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đăng ký giao dịch, đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán để không xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để đổi mới quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.
  • Nghiên cứu, quy định phương thức thoái vốn phù hợp với tình hình thị trường và thực tế hoạt động của doanh nghiệp như: Đấu giá bán cả lô toàn bộ phần vốn nhà nước; bổ sung quy định việc xác định giá khởi điểm khi tổ chức bán phần vốn nhà nước theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán.
Đánh giá bài viết
1 444
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi