Quyết định 518/2013/QĐ-UBND

Tải về

Quyết định 518/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Điện Bàn do tỉnh Quảng Nam ban hành.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

--------
Số: 518/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

Quảng Nam, ngày 07 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ ĐIỆN BÀN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 08/2205/NĐ-CP ngày 24/01/2005 và Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 18/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ Quyết định 1085/QĐ-TTg ngày 12/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;

Căn cứ Quyết định số 3597/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt đề án định hướng phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch Vùng Đông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 355/TTr-UBND ngày 22/11/2012 của UBND huyện Điện Bàn về đề nghị phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Vùng huyện Điện Bàn thành quy hoạch chung phát triển đô thị Điện Bàn;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng Quảng Nam tại Tờ trình số 32/TTr-SXD ngày 06/02/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị Điện Bàn, với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch:

- Đông giáp thành phố Hội An và biển Đông;

- Tây giáp huyện Đại Lộc;

- Nam giáp huyện Duy Xuyên;

- Bắc giáp huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

2. Tính chất, chức năng của đô thị:

- Tính chất: phát triển thành đô thị loại IV.

- Chức năng: Là trung tâm phát triển Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ văn hoá và Du lịch của vùng Bắc Quảng Nam.

3. Quy mô và các giai đoạn phát triển:

a) Dự báo phát triển dân số:

- Dân số hiện trạng: 203.856 người.

- Giai đoạn đến 2020, dân số đô thị khoảng 142.500 người; dân số nông thôn khoảng 180.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%. Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm khoảng 18,4%/năm.

- Giai đoạn 2020-2030, dân số đô thị khoảng 280.000 người; dân số nông thôn khoảng 132.000 người. Tỷ lệ đô thị khoảng 65%. Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm khoảng 7%/năm.

b) Dự báo quy mô đất đai:

- Giai đoạn đến năm 2020, quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 2.240ha; đất chuyên dùng khoảng 1.640ha.

- Giai đoạn 2020-2030, quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 3.360ha; đất chuyên dùng khoảng 2.460ha.

4. Hướng phát triển và định hướng không gian:

a) Mô hình phát triển:

- Đô thị Điện Bàn phát triển theo mô hình cụm đô thị. Gồm khu đô thị ven biển; các khu đô thị dọc Quốc lộ 1A. Được phân cách bằng các vùng cây xanh, hệ thống sông Vĩnh Điện, Cổ Cò và khu vực phát triển nông thôn, nông nghiệp.

Ngoài ra, khu vực nông thôn được định hướng phát triển thành các tiểu vùng Điện Tiến, tiểu vùng Điện Hồng, tiểu vùng Điện Quang, Điện Phong, Điện Trung (gọi chung là tiểu vùng Gò Nổi).

- Phía Bắc và Đông Bắc, định hướng phát triển đô thị – du lịch biển. Phía Nam và Tây Nam, định hướng phát triển du lịch và nông thôn.

c) Định hướng phát triển không gian:

- Định hướng ranh giới khu vực nội thị:

+ Là địa giới của các xã, thị trấn: Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện An, Vĩnh Điện, Điện Phương. Giới hạn không gian cơ bản về phía Đông là sông Vĩnh Điện. Phát triển gắn với các trục QL1A, trục Đông Tây và sông Vĩnh Điện. Hướng phát triển thành khu đô thị Điện Thắng, khu đô thị Phương An.

+ Là địa giới của các xã vùng cát. Không gian cơ bản từ biển Đông đến trục 607A.

Chỉ tiêu kiểm soát phát triển chính: Mật độ dân cư trung bình 4000 người/ha, mật độ dân cư tại các khu dân cư 100-150 người/ha.

- Khu vực ngoại thị là các vùng còn lại. Được phát triển theo mô hình nông thôn mới.

- Khu vực đô thị trung tâm:

Các khu đô thị trung tâm dọc Quốc lộ 1A, từ xã Điện Phương đến Điện Thắng. Cấu trúc phân tán, theo hướng thành các khu đô thị Điện Thắng và khu đô thị Phương An. Các khu đô thị có định hướng phát triển theo hướng Đông Tây, theo dòng chảy tự nhiên.

Khu đô thị ven biển dựa trên nền tảng của đô thị Điện Nam – Điện Ngọc. Với sông Cổ Cò là tuyến phân vùng phát triển.

- Không gian xanh của đô thị:

+ Vùng phát triển du lịch sinh thái văn hóa gồm tiểu vùng Gò Nổi; phân vùng Đông Vĩnh Điện và các điểm dân cư truyền thống, các khu cảnh quan sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, trồng hoa, trang trại sản xuất sinh thái thuộc khu vực các xã phía Đông QL1A.

+ Vùng du lịch gò đồi thuộc khu vực đồi Bồ Bồ, Điện Tiến.

+ Không gian du lịch biển bờ biển đến sông Cổ Cò và lan toả trong các không gian về phía Tây.

6. Định hướng phát triển các khu chức năng chính:

a) Trung tâm vùng Bắc Quảng Nam:

Là trung tâm tổng hợp, đa chức năng. Bao gồm hành chính, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng khách sạn văn phòng. Quy mô dự kiến là 100-150 ha, bao gồm các chức năng được trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch biển, vui chơi giải trí, TDTT, sân golf, bảo tàng văn hóa cấp vùng và văn phòng ðại diện của các tập đoàn kinh tế liên quốc gia và vùng.

b) Hệ thống Trung tâm cấp đô thị:

- Trung tâm đô thị Điện Nam-Điện Ngọc: Qui mô 30-50 ha, bao gồm các công trình hành chính đô thị, thương mại, TDTT, y tế, văn hoá và các hình thức sử dụng đất hỗn hợp khác.

- Trung tâm đô thị Điện Thắng: Quy mô dự kiến 15-25 ha, bao gồm các công trình hành chính đô thị, thương mại, TDTT, y tế, văn hoá và các hình thức sử dụng đất hỗn hợp khác.

Ngoài ra, có trung tâm Phong Nhị, vị trí tại nút giao giữa trục Đông-Tây và QL1A, qui mô 80-100ha;

- Trung tâm đô thị Phương An: Gồm,

+ Trung tâm Vĩnh Điện: Trong giai đoạn trước mắt có chức năng là trung tâm hành chính kinh tế, du lịch văn hóa dịch vụ và công nghiệp tiêu dùng. Quy mô dự kiến 10-15 ha, bao gồm các công trình hành chính đô thị, thương mại, TDTT, y tế, văn hoá và các hình thức sử dụng đất hỗn hợp khác.

+ Trung tâm Bắc Vĩnh Điện: Có chức năng thương mại, dịch vụ. Quy mô 80-100 ha. Bao gồm các công trình hành chính đô thị, thương mại, TDTT, y tế, văn hoá và các hình thức sử dụng đất hỗn hợp khác.

+ Trung tâm Thanh Chiêm: Có chức năng phát triển đặc thù, với hệ thống làng nghề truyền thống, di tích, sông Thu Bồn. Quy mô diện tích khu trung tâm khoảng 30-50ha, trong đó bao gồm làng nghề, hệ thống các côgn trình dịch vụ du lịch, hạ tầng xã hội.

c) Hệ thống trung tâm giáo dục, đào tạo:

- Tại khu đô thị ven biển: Quy mô khoảng 220 ha. Bao gồm các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, đào tạo du lịch.

- Tại khu đô thị Điện Thắng: Quy mô khoảng 30-35ha Bao gồm đào tạo nghề, cao đẳng, giáo dục thường xuyên.

- Tại khu đô thị Phương An: Quy mô khoảng 10-15 ha. Bao gồm đào tạo nghề, cao đẳng, giáo dục thường xuyên.

d) Hệ thống Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:

- Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc gắn với khu đô thị du lịch biển. Khuyến khích các ngành sản xuất sạch, công nghệ cao.

Hướng chuyển đổi các cụm công nghiệp phía Nam khu đô thị Điện Nam Điện Ngọc thành dịch vụ hoặc sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

- Khu vực phát triển công nghiệp Trảng Nhật gắn với khu đô thị Điện Thắng. Tính chất công nghiệp tiêu dùng, lắp ráp, vật liệu xây dựng.

- Tại các khu vực ngoại thị, phát triển các điểm cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo hướng gắn kết giao thông cấp ĐT, thuận lợi về cung cấp nguyên liệu và phân phối hàng hoá.

7. Định hướng quy hoạch hạ tầng:

a) Định hướng quy hoạch giao thông:

Giao thông đối ngoại:

- Quốc lộ 1A: Đoạn giáp ranh giới Đà Nẵng đến ngã 3 đường tránh Vĩnh Điện: lộ giới 49,0m = (3,0m + 6,0m + 4,0m) + (10,75m + 1,5m + 10,75m) + (4,0m + 6,0m + 3,0m); Đoạn tuyến tránh thị trấn Vĩnh Điện, lộ giới 15,5m = (2,5m + 10,5m + 2,5m).

- Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, lộ giới 26,0m = (0,75m + 11,25m + 2m + 11,25m + 0,75m).

- Tuyến ĐT603A, lộ giới 27,0m = (5,0m + 7,5m + 2,0m + 7,5m + 5,0m).

- Tuyến ĐT603, lộ giới 48m = (6m + 15m + 6m + 15m + 6m).

- Tuyến ĐT605, : Kí hiệu mặt cắt (5 - 5), lộ giới 25m = (5m + 15m + 5m).

- Tuyến ĐT607A, đoạn giáp Đà Nẵng đến giáp Hội An: Ký hiệu mặt cắt (2 - 2): lộ giới 48m = (6m + 15m + 6m + 15m + 6m).

- Tuyến ĐT608, 33,0m = (5m + 10,5m + 2m + 10,5m + 5m).

- Tuyến ĐT609, lộ giới 27,0m = (5,0m + 7,5m + 2m + 7,5m + 5,0m).

- Tuyến ĐT610B, lộ giới 25m = (5,0m + 15,0m + 5,0m).

- Tuyến giao thông từ ĐT 607A kết nối với Sân bay Đà Nẵng, nối với đường Nguyễn Hữu Thọ kéo dài, lộ giới 27,0m = (5,0m + 7,5m + 2,0m + 7,5m + 5,0m).

Các tuyến trục liên khu vực kết nối các đô thị:

- Tuyến liên khu vực số 1: Từ nút giao thông khác mức liên thông ĐT609 và đường cao tốc đến nút giao ngã 3 đường tránh Vĩnh Điện, tiếp đến tuyến ĐT603A. Quy mô dự kiến tùy theo định hướng phát triển không gian đô thị và các khu chức năng. Dự kiến lộ giới tối thiểu 27m = (5,0m + 7,5m + 2,0m + 7,5m + 5,0m);

- Tuyến liên khu vực số 2: Kết nối giao thông ĐT603A và khu vực ven biển với các khu vực dân cư phía Tây đường cao tốc, đi Quốc lộ 14B. Lộ giới tối thiểu 27,0m = (5,0m + 7,5m + 2,0m + 7,5m + 5,0m);

- Tuyến giao thông qua sông Thu Bồn kết nối đường ĐT610B với ĐT609: Lộ giới 20,5m = (5,0m + 10,5m + 5,0m).

Các trục chính khu đô thị ven biển:

- Tuyến trục chính số 1, lộ giới 51,0m = (10,0m + 10,5m + 10,0m + 10,5m + 10,0m).

- Tuyến liên khu vực số 2, nối ĐT607A chạy dọc phía Tây sông Cổ Cò đến Hội An. Lộ giới 27,0m = (5,0m + 7,5m + 2,0m + 7,5m + 5,0m);

- Tuyến trục chính số 3, song song với ĐT607A, nối ĐT607B và ĐT603A: Lộ giới 20,5m = (5,0m + 10,5m + 5,0m).

Giao thông thủy:

- Tuyến Cổ Cò, sông cấp 4, dài khoảng 27,5km chạy dọc theo sông Cổ Cò, từ ngã ba sông Hàn đến Cửa Đại.

- Sông Thu Bồn: Sông cấp 3, dài 27km, chiều rộng luồng khai thác 50m, chiều sâu 5m, phương tiện vận tải cở 10 tấn. Có 3 bến ở Điện Hồng, Điện Phong và Điện Phương. Xây dựng bến du lịch tại Câu Lâu với cầu cảng có thể tiếp nhận tàu tuyền 5 đến 10 tấn và hành khách tự 50 đến 100 hành khách.

- Sông Vĩnh Điện: Sông cấp 5, dài 10km, lòng sông rộng trung bình (30¸50)m, độ sâu trung bình 4,5m. Xây dựng bến thuyền tại bờ hữu hạ lưu cầu Vĩnh Điện.

Đường sắt: Tổng chiều dài khoảng 14,5km. Định hướng mở rộng quy mô ga Nông Sơn và ga Gò Nổi để phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá.

Hệ thống bến xe: Định hướng bến xe trung tâm của tỉnh tại Điện An. Tổng diện tích là 15.000m2. Bến xe trung tâm của khu đô thị đạt tiêu chuẩn bến xe loại 4.

Các công trình phục vụ giao thông: Xây dựng mới cầu Điện Quang 2 qua sông Thu Bồn kết nối giao thông ĐT610B, TT Bảo An với TT Phong Thử và TT Cẩm Lý. Xây mới cầu Điện Quang 1 trến tuyến ĐT 610B qua Đại Lộc. Xây dựng mới cầu qua sông Yên, kết nối Điện Bàn với QL14B tại Đại Hiệp. Cải tạo nâng cấp các cầu hiện trạng với quy mô bề rộng mặt cầu bằng bề rộng mặt đường. Gồm các cầu Câu Lâu cũ, Vĩnh Điện, Giáp Ba, Thanh Quýt trên tuyến QL1A; Đoạn tuyến tránh Vĩnh Điện, xây dựng mới các cầu cạn với khẩu độ lớn tại các điểm giao với đường dân sinh hiện có để đảm bảo thoát lũ; Cầu Tứ Câu trên ĐT 603; Cầu Bình Long, Phong Thử trên ĐT609.

b) Định hướng quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

San nền:

- Định hướng chung: Tận dụng triệt để địa hình tự nhiên, chỉ tổ chức san nền, nâng cốt nền khi cần thiết; hài hòa với các khu vực đã xây dựng liền kề. Cao độ nền khống chế của từng khu vực, được lựa chọn theo chế độ thủy văn của các tuyến sông chính ảnh hưởng trực tiếp đến đô thị là sông Vu Gia và sông Thu Bồn. Các quy hoạch trước phù hợp sẽ tiếp tục tuân thủ, ngoài ra sẽ được điều chỉnh, đảm bảo nền đô thị không bị ngập úng và ảnh hưởng của thiên tai.

- Cao độ nền:

+ Đối với các khu vực bị ảnh hưởng bới các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn

• Các thị tứ, làng xóm hiện có: Giữ nguyên nền hiện trạng. Khi có điều kiện nên tôn nền công trình tới MN( III) + 0,3m.

Đánh giá bài viết
1 114
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm