Quyết định 3690/QĐ-BCT về quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025

Quyết định 3690/QĐ-BCT - Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025

Ngày 12/9/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 3690/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, đến năm 2020 cả nước sản xuất được khoảng 4,1 tỷ lít bia, đến năm 2025 sản xuất được khoảng 4,6 tỷ lít và đến năm 2035 sản xuất được khoảng 5,5 tỷ lít.

Nghị định 102/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thuốc

Nghị định 96/2016/NĐ-CP điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3690/QĐ-BCTHà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA, RƯỢU, NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035" với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát trên cơ sở cân đối sản xuất và tiêu thụ giữa các vùng trên cả nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, xã hội và doanh nghiệp; đồng thời ngăn ngừa lạm dụng đồ uống có cồn.

b) Phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới có chất lượng cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập toàn cầu.

c) Phát triển theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

  • Xây dựng ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam thành ngành công nghiệp hiện đại, xứng đáng với vị trí, vai trò trong nền kinh tế, có thương hiệu mạnh trên thị trường, sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, cạnh tranh tốt trong quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
  • Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành bia, rượu; tăng dần tỷ trọng ngành nước giải khát.

b) Mục tiêu cụ thể:

  • Năm 2020, cả nước sản xuất khoảng 4,1 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 35%); 6,8 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 450 triệu USD.
  • Năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 40%); 9,1 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD.
  • Năm 2035, cả nước sản xuất khoảng 5,5 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 50%); 15,2 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD.
  • Giá trị sản xuất của ngành đến các năm 2020, 2025 và 2035 lần lượt đạt: 90.500 tỷ đồng, 113.540 tỷ đồng và 167.920 tỷ đồng.
  • Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của toàn ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8 %/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 4,6 %/năm và giai đoạn 2026-2035 là 4,0%/năm.

3. Định hướng phát triển

a) Đối với ngành bia

  • Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; liên kết hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn.
  • Khuyến khích sản xuất bia không cồn và các dòng bia cao cấp với giá cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng và phát triển một số thương hiệu bia mạnh tầm quốc gia.
  • Không khuyến khích đầu tư mới các nhà máy quy mô dưới 50 triệu lít/năm, trừ các cơ sở sản xuất bia để bán tiêu dùng tại chỗ.

b) Đối với ngành rượu

  • Tập trung phát triển sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao với công nghệ hiện đại.
  • Khuyến khích các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp chế biến lại rượu sản xuất thủ công, rượu làng nghề để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Từng bước xây dựng thương hiệu rượu quốc gia. Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn nước ngoài để sản xuất rượu chất lượng cao thay thế nhập khẩu và để xuất khẩu.
  • Gắn sản xuất rượu vang, rượu hoa quả với phát triển vùng nguyên liệu ở các địa phương.

c) Đối với ngành nước giải khát

  • Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
  • Khuyến khích sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng, sử dụng nguyên liệu trong nước, sản xuất nước khoáng thiên nhiên.

4. Quy hoạch ngành theo vùng lãnh thổ

a) Đối với ngành bia

  • Năng lực sản xuất bia sẽ chuyển dịch theo hướng tăng ở các vùng hiện nay sản lượng còn thấp so với dân số như vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đến năm 2025, cơ cấu tỷ lệ sản lượng bia của từng vùng trên cả nước sẽ là: Trung du và miền núi phía Bắc 7% (trong đó Đông Bắc Bộ 2%; Tây Bắc Bộ 5%); Đồng bằng sông Hồng 23,3%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 24,8% (trong đó Bắc Trung Bộ 15%; Nam Trung Bộ 9,8%); Tây Nguyên 4%; Đông Nam Bộ 31,4%; Đồng bằng sông Cửu Long 9,5%.

b) Đối với ngành rượu

  • Sản lượng rượu sẽ tập trung tại vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung sẽ phát triển các loại vang, rượu hoa quả. Các vùng còn lại chủ yếu là rượu trắng và rượu pha chế, kết hợp với tinh chế các sản phẩm rượu làng nghề truyền thống địa phương.
  • Đến năm 2025, cơ cấu sản lượng rượu của từng vùng trên cả nước sẽ là: Trung du và miền núi phía Bắc 9,5% (trong đó Đông Bắc Bộ 4%; Tây Bắc Bộ 5,5%); Đồng bằng sông Hồng 29,5%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 17% (trong đó Bắc Trung Bộ 5%; Nam Trung Bộ 12%); Tây Nguyên 7,5%; Đông Nam Bộ 22,5%; Đồng bằng sông Cửu Long 14%.

c) Đối với ngành nước giải khát

  • Sản xuất nước giải khát sẽ tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
  • Phát triển mạnh nước giải khát từ hoa quả tại các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung. Phát triển sản xuất nước tinh lọc và nước khoáng tại tất cả các vùng trên cả nước.
  • Đến năm 2025, cơ cấu tỷ lệ sản lượng nước giải khát của từng vùng trên cả nước sẽ là: Trung du và miền núi phía Bắc 8% (trong đó Đông Bắc Bộ 4,5%; Tây Bắc Bộ 3,5%); Đồng bằng sông Hồng 22%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 19,5% (trong đó Bắc Trung Bộ 5%; Nam Trung Bộ 14,5%); Tây Nguyên 2,5%, Đông Nam Bộ 31%; Đồng bằng sông Cửu Long 17%.
  • Sản lượng bia, rượu, nước giải khát dự kiến của các vùng tham khảo tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
Đánh giá bài viết
1 345
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi