Quyết định 1681/QĐ-TTg về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

Quyết định 1681/QĐ-TTg - Tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

Quyết định 1681/QĐ-TTg về biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự ban hành ngày 30/08/2016. Mục đích của Quyết định là nhằm thực hiện có hiệu quả các yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 96/2015/QH13: Chấp hành nghiêm pháp luật; Không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan, sai; Khi xác định đã có oan, sai phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường theo quy định pháp luật.

Nghị quyết 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành Bộ luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính

Luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi năm 2011

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1681/QĐ-TTgHà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 96/2015/QH13 CỦA QUỐC HỘI VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI VÀ BẢO ĐẢM BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:THỦ TƯỚNG
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Văn phòng TW, VP Tổng Bí thư, các Ban của Đảng;
  • Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
  • Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  • Tòa án NDTC, Viện kiểm sát NDTC;
  • Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
  • Kiểm toán Nhà nước;
  • Ngân hàng CSXH, Ngân hàng PTVN;
  • UBTWMTTQ Việt Nam, cơ quan TW các đoàn thể;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
  • Lưu: Văn thư, NC (3b).XH
Nguyễn Xuân Phúc

CHƯƠNG TRÌNH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 96/2015/QH13 CỦA QUỐC HỘI VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI VÀ BẢO ĐẢM BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1681/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 96/2015/QH13 về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 96/2015/QH13). Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 96/2015/QH13: Chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan, sai. Khi xác định đã có oan, sai phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật. Chủ động, tích cực điều tra, khám phá kịp thời các loại tội phạm. Giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính. Hạn chế đến mức thấp nhất việc đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm. Không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình, người đáng bị giam giữ và chấp hành án tại các cơ sở giam giữ chết do tự sát, đánh nhau. Tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm minh đối với người thi hành công vụ sai phạm và trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây ra oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.

2. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13.

II. NHIỆM VỤ

1. Nâng cao năng lực phát hiện, điều tra, khám phá kịp thời các loại tội phạm. Tăng cường công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Bảo đảm việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can chặt chẽ, thận trọng, đúng thủ tục pháp luật và có căn cứ. Khắc phục việc làm oan người vô tội. Hoàn thiện, ban hành hướng dẫn quy trình điều tra các loại án, về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, công tác điều tra ban đầu, nhất là đối với các vụ án giết người, hiếp dâm không quả tang. Không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình; không để xảy ra trường hợp người đang bị giam giữ, chấp hành án tại các cơ sở giam giữ chết do tự sát, do đánh nhau và phải làm rõ trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý và người đứng đầu cơ sở giam giữ để xảy ra tình trạng này.

2. Cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp nhận, điều tra giải quyết các vụ án mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án có hiệu lực pháp luật kết án bị cáo hình phạt chung thân hoặc tử hình để điều tra lại. Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan chức năng của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân khẩn trương giải quyết các vụ án đã quá thời hạn luật định, xử lý dứt điểm những vụ án kéo dài và các vụ án khác được dư luận, cử tri quan tâm; sớm kết thúc điều tra đề nghị truy tố đối với các vụ án mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hủy bản án có hiệu lực pháp luật để điều tra lại; minh oan và phối hợp giải quyết bồi thường kịp thời cho người bị oan đã có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nghiêm thẩm quyền tố tụng do luật định; khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm, nâng cao chất lượng điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, bảo đảm không để xảy ra oan, sai.

4. Thực hiện có hiệu quả việc phân loại, xử lý vụ án; chấn chỉnh việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án không đúng pháp luật để tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đơn kêu oan, đơn tố cáo bức cung, dùng nhục hình.

5. Tăng cường công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng công tác điều tra, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả...; đồng thời sớm hoàn thiện, ban hành quy trình, quy chuẩn giám định trong các lĩnh vực này, tạo cơ sở tin cậy cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng xem xét, quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Khẩn trương rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự. Xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây ra oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình.

Đánh giá bài viết
1 158
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo