Quy định thành lập và giải thể trường mầm non

Quy định thành lập và giải thể trường mầm non

Quy định thành lập và giải thể trường mầm non như thế nào? HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn quy định mới nhất hiện nay kèm theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Điều kiện và thủ tục thành lập trường mầm non tư thục

Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Chế độ làm việc của giáo viên mầm non

Chính phủ ban hành Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Quy định thành lập và giải thể trường mầm non

Nghị định quy định điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục gồm:

1- Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2- Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Còn điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục là:

1- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

2- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

3- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục;

4- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

5- Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Nghị định quy định, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

1- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

2- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;

3- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

4- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

5- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;

6- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Giải thể nếu vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức, hoạt động

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

1- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

2- Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

3- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

4- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Đánh giá bài viết
1 1.642
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo