Phân biệt hộ chiếu và visa

Sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa

Visa và hộ chiếu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau tuy nhiên nhiều người nhầm lẫn là một vì cả hai loại này đều được sử dụng với mục đích nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú ở nước ngoài. HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết phân biệt hộ chiếu và visa để hiểu rõ hơn.

Hiện nay 2 khái niệm này rất hay bị nhầm lẫn, nhiều người luôn nghĩ rằng cứ làm hộ chiếu và có hộ chiếu là có thể đi lại giữa các quốc gia mà không cần đến thị thực, hiểu như vậy là chưa hoàn toàn đúng nên bài viết này chúng tôi giải thích rõ cho các bạn biết thế nào là visa và thế nào là hộ chiếu.

Hộ chiếu

Thị thực

Tên thường gọi

Passport

Visa

Căn cứ pháp lý

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Khái niệm

Hộ chiếu là giấy tờ xác định căn cước của một người, do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho công dân để đi ra nước ngoài và trở lại nước mình dưới sự bảo hộ của nhà nước.

Thị thực hay còn gọi hay thị thực xuất nhập cảnh là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.

Công dụng

- Để xuất cảnh và nhập cảnh có sự bảo hộ của nhà nước.

- Đóng vai trò như là một loại căn cước để xác định những đặc điểm nhận dạng của một người như: họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm nhận dạng, sự khác biệt người này với người khác;

- Giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người.

- Được dùng như là một loại giấy phép cho phép một người xuất nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp.

Phân loại

- Popular passport (Hộ chiếu phổ thông): Loại passport phổ biến cho mọi công dân Việt Nam. Để có hộ chiếu này, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

- Official passport (Hộ chiếu công vụ): Passport được cấp cho các quan chức chính phủ khi ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao.

- Passport ngoại giao: Passport dành cho những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Entry visa: thị thực nhập cảnh

- Exit visa: thị thực xuất cảnh

- Transit visa: thị thực quá cảnh

Cơ quan cấp

- Hộ chiếu phổ thông: cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

- Hộ chiếu công vụ, ngoại giao: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại, ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

- Thủ tục xin visa với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Người đó phải nằm trong các nước được miễn thị thực nhập cảnh hoặc có visa do đại sứ quán Việt Nam ở nước người đó cư ngụ cấp phép

- Thủ tục xin visa với người Việt Nam xin cấp visa ra nước ngoài: Thủ tục tùy theo quy định của từng quốc gia mà bạn muốn đến. Công dân Việt Nam có thể gặp khó khăn khi xin visa tại 1 số đất nước.

Mối quan hệ

Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực.

Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu.

Đánh giá bài viết
1 756
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi