Nghị quyết 46/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2017

Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 5 năm 2017

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận về: Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2017; Báo cáo chuyên đề về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh một số ngành công nghiệp; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017;....

Thông tư 46/2017/TT-BTC hướng dẫn hoạt động thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ

Thông tư 10/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ

Thông tư 22/2016/TT-NHNN Quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/NQ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 5 NĂM 2017

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2017, tổ chức vào ngày 03 tháng 6 năm 2017,

QUYẾT NGHỊ:

1. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017

Chính phủ thống nhất đánh giá: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 chuyển biến tích cực hơn so với 4 tháng đầu năm. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân giảm dần; lạm phát được kiểm soát. Tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng. Thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc. Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì đà tăng trưởng. Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng mạnh. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và giải ngân nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi tăng cao. Thu ngân sách đạt khá. Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện, cải cách thủ tục hành chính được chú trọng, nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế. Phát triển doanh nghiệp có nhiều kết quả tích cực. Các chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công và các đối tượng chính sách được quan tâm thực hiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại đạt nhiều dấu ấn quan trọng.

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội vẫn còn một số tồn tại, thách thức. Diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; ngành chăn nuôi lợn gặp khó khăn, giá thịt lợn hơi vẫn ở mức thấp gây thua lỗ cho người chăn nuôi. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp so với cùng kỳ, ngành khai khoáng vẫn giảm sâu, ngành chế biến chế tạo tăng chậm. Giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển chậm so với yêu cầu. Nhập siêu vẫn ở mức cao. Trật tự an toàn xã hội, tai nạn giao thông ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn, tổng công ty quán triệt nghiêm túc Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, coi đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mọi thuận lợi thúc đẩy phát triển; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

- Các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về: (1) hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; (3) phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẩn trương rà soát, trình ban hành và triển khai thực hiện đề án, kế hoạch tái cơ cấu ngành, lĩnh vực để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Tiếp tục phát huy tinh thần, kết quả của Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp lần thứ 2, tập trung thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.

- Từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề cao trách nhiệm cá nhân, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao. Định kỳ trước ngày 20 hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương phụ trách, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ hằng tháng.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương trong điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 vượt mức kế hoạch 18% với cơ cấu tín dụng hợp lý, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống. Xem xét, điều chỉnh mở rộng hạn mức tín dụng cho vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu, có giải pháp phù hợp huy động nguồn vốn vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; xem xét, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2017.

Đánh giá bài viết
1 414
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi