Nghị quyết 21/NQ-CP Phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

Tải về

Nghị quyết 21/NQ-CP Phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành ngày 21/03/2016 với nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ; phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành và của chính quyền cấp tỉnh.

Quyết định 102/QĐ-UBDT về giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước

Thông tư 08/2016/TT-BQP Chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ cơ quan nhà nước

Thông tư 14/2016/TT-BTC Cơ chế tài chính công ty nhà nước tham gia nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/NQ-CPHà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.

1. Mục tiêu

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của chính quyền địa phương.

2. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước

a) Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân;

b) Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ; phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành và của chính quyền cấp tỉnh;

c) Phân cấp phải rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; đảm bảo tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình;

d) Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đô thị, nông thôn;

đ) Phù hợp khả năng quản lý, điều hành của từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh vực;

e) Tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra của Bộ, ngành Trung ương đối với việc thực hiện phân cấp và xử lý trách nhiệm; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

Điều 3. Các lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020

1. Quản lý ngân sách nhà nước: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước gắn với đổi mới phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và phù hợp với Hiến pháp năm 2013, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, tính chủ động của ngân sách địa phương và phù hợp với trình độ quản lý của mỗi cấp.

2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

a) Xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với thẩm quyền của cấp ra quyết định;

b) Tăng cường trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, nhiệm vụ được giao, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Quản lý đầu tư (đối với đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ): Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công trên cơ sở bảo đảm quản lý tập trung và thống nhất về quy hoạch, cơ chế, chính sách và cân đối nguồn lực một cách chủ động, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.

4. Quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức: Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức gắn với phân cấp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng ngành, lĩnh vực.

5, Quản lý đất đai: Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trung ương về đất đai, trong đó tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của Trung ương đối với cơ quan quản lý đất đai địa phương.

Điều 4. Giải pháp và tổ chức thực hiện

1. Các giải pháp chủ yếu

a) Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về ngành, lĩnh vực theo các nội dung sau:

  • Rà soát chức năng, nhiệm vụ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, loại bỏ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, phù hợp với nội dung đã phân cấp.
  • Giảm hợp lý các loại giấy phép và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động cấp phép; thường xuyên rà soát, giám sát, đánh giá quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, xử lý nghiêm việc soạn thảo và ban hành trái thẩm quyền các quy định về điều kiện kinh doanh; rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính và chỉnh sửa quy trình giải quyết công việc với người dân, với doanh nghiệp còn chưa phù hợp.
  • Ban hành các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức thay cho việc cấp phép (hoặc xin phép và cho phép) trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Hạn chế quản lý nhà nước bằng hình thức ban hành văn bản chấp thuận hoặc cho ý kiến đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý. Chỉ thực hiện thẩm tra, thẩm định để kiểm soát, bảo đảm tính thống nhất về chất lượng, hiệu quả trong quản lý và tránh thất thoát lãng phí.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn trong hoạt động công vụ; đặc biệt đối với các quy trình thủ tục phục vụ, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
  • Quy định trách nhiệm báo cáo, giải trình, xử lý các vi phạm theo chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm được phân cấp.
  • b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ, hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công;

c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thực hiện sự điều phối cần thiết của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với các địa phương sau phân cấp.

Đánh giá bài viết
1 1.857
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm