Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế

Tải về

Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 156/2013/TT-BTC bao gồm một số sửa đổi, bổ sung một số điều luật quản lý thuế của Nghị định này.

Nghị định hướng dẫn luật quản lý thuế

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Số: 83/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

n cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế,

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế; phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Người nộp thuế

Người nộp thuế quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo quy định của pháp luật về đầu tư và không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam;

b) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;

Điều 3. Ủy nhiệm thu thuế

1. Cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Việc ủy nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu, trừ một số trường hợp ủy nhiệm thu đối với các khoản thu nhập có tính chất không thường xuyên theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Bên được ủy nhiệm thu thuế có trách nhiệm: Thông báo và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo hợp đồng ủy nhiệm thu; cấp chứng từ thu tiền cho người nộp thuế khi thu tiền thuế; nộp tiền thuế đã thu được vào tài khoản của cơ quan quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước;

Điều 4. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế

a) Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Ban hành quy định quản lý rủi ro về thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về thuế;

- Ban hành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro theo các chức năng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.

b) Cơ quan thuế các cấp:

- Sử dụng thông tin về người nộp thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý rủi ro về thuế;

- Quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu về người nộp thuế để đánh giá rủi ro trong quản lý thuế; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế và xác định, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

2. Áp dụng quản lý rủi ro của cơ quan hải quan trong quản lý thuế.

a) Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Ban hành quy định quản lý rủi ro về lĩnh vực hải quan;

- Ban hành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Quy định đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế;

b) Tổng cục Hải quan xây dựng, quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin, dữ liệu tập trung liên quan đến người nộp thuế để đánh giá rủi ro phục vụ:

- Kiểm tra điều kiện đăng ký hồ sơ khai thuế;

- Xác định hình thức kiểm tra hồ sơ khai thuế;

- Xác định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế

1. Người nộp thuế có trách nhiệm tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước do mình kê khai, trừ trường hợp cơ quan quản lý thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại các Điều 37, 38 và 39 Luật quản lý thuế.

2. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

3. Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế đã tính và khai với cơ quan quản lý thuế theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các Điều 32, 33 của Luật quản lý thuế và các Khoản 9, 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

Điều 6. Xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

1. Trước khi làm thủ tục hải quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, chứng từ liên quan cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi sẽ làm thủ tục hải quan và có văn bản đề nghị xác định trước mã số, hoặc xác định trước trị giá hải quan, hoặc xác nhận trước xuất xứ cho hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là xác định trước).

2. Căn cứ quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và hồ sơ do tổ chức, cá nhân cung cấp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo bằng văn bản về kết quả xác định trước trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

Đánh giá bài viết
6 10.110
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm