Nghị định 64/2018/NĐ-CP
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Nghị định 64/2018/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Theo đó, Chính phủ thống nhất vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng.
Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT Sửa đổi hàng loạt Thông tư về thủy sản
Quyết định 390/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản
Thông tư 12/2018/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng phát triển thủy sản
Thuộc tính văn bản: Nghị định 64/2018/NĐ-CP
Số hiệu | 64/2018/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Lĩnh vực, ngành | Vi phạm hành chính |
Nơi ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 07/05/2018 |
Ngày hiệu lực | 22/06/2018 |
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 64/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC
ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức
ăn chăn nuôi, thủy sản.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giống vật nuôi (bao gồm cả giống thủy sản), thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định
tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản gồm các vi
phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản; nhập khẩu
thức ăn chăn nuôi, thủy sản; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán,
nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá hạn sử dụng; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất,
mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
b) Vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi; khai thác và bảo tồn nguồn gen vật
nuôi quý hiếm; khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu
giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản
không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống
vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu
tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.
3. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản là 01
năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi,
thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo
quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, tổ
chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:
a) Buộc thu hồi giống vật nuôi; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
b) Buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi;
d) Buộc tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi;
đ) Buộc tiêu hủy chất cấm; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; vật nuôi, thủy sản; giống vật nuôi;
e) Buộc hủy kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
g) Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên nhãn hàng hóa hoặc tài
liệu kỹ thuật kèm theo;
h) Buộc cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi, thủy sản đã sử dụng
chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ hoặc thu
hoạch;
i) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
k) Buộc di chuyển cơ sở sản xuất giống thủy sản;
l) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm, kiểm định.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn
chăn nuôi, thủy sản; nguyên tắc xác định mức vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân
vi phạm là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một
hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là
100.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành
vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền
gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Bài viết hay Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp 2019
Thông tư 10/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống”
Thông tư 11/2020/TT-BNNPTNT định mức hoạt động quy hoạch thủy lợi
Quyết định 5791/2012/QĐ-UBND
Thông tư 77/2018/TT-BTC
Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác