Nghị định 63/2017/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội

Nghị định 63/2017/NĐ-CP - Quy định cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội

Nghị định 63/2017/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội ban hành ngày 19/05/2017 và có hiệu lực ngày 05/07/2017. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại Hà Nội

Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 về điều chỉnh quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội 2030-2050

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 63/2017/NĐ-CPHà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật ngân sách nhà nước và Luật Thủ đô về một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

2. Các cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách khác không quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các Nghị định khác của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách thành phố Hà Nội.

2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tài chính - ngân sách thành phố Hà Nội.

Điều 3. Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách Thủ đô Hà Nội

1. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách Thủ đô Hà Nội được phân cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể giữa ngân sách các cấp thuộc thành phố (thị xã, quận, huyện, phường, thị trấn, xã) theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của Thành phố.

2. Hằng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định: Dự toán thu, chi ngân sách thành phố; phân bổ nhiệm vụ thu, chi cho từng cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp thành phố; số bổ sung từ ngân sách thành phố cho ngân sách cấp dưới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; đồng thời đảm bảo thực hiện định hướng chung của ngân sách nhà nước.

3. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố do Quốc hội quyết định. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố được ổn định trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo Nghị quyết của Quốc hội.

Chương II

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Điều 4. Dự toán chi ngân sách Thủ đô Hà Nội

Dự toán chi ngân sách của thành phố Hà Nội được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương.

Điều 5. Bội chi ngân sách

1. Ngân sách cấp thành phố được bội chi; bội chi ngân sách thành phố chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước.

2. Hạn mức bội chi ngân sách thành phố do Quốc hội quyết định hằng năm. Số bội chi cụ thể của ngân sách thành phố hàng năm do Hội đồng nhân dân thành phố quyết định, nhưng không vượt quá mức bội chi ngân sách thành phố đo Quốc hội quyết định hàng năm.

3. Bội chi ngân sách thành phố được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Thành phố không được vay trực tiếp ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách.

4. Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Thu ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở dự toán thu ngân sách thành phố được Quốc hội quyết định của năm dự toán. Trường hợp cần tăng thêm số bội chi thì Thành phố báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định tỷ lệ bội chi ngân sách cấp thành phố trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Điều 6. Thưởng và bổ sung có mục tiêu từ tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao

1. Hằng năm, trường hợp tổng thu ngân sách trung ương tăng so với dự toán Quốc hội quyết định và thu ngân sách trung ương trên địa bàn tăng so với dự toán giao cho thành phố, căn cứ quy định của Luật ngân sách nhà nước, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định mức thưởng và bổ sung có mục tiêu từ số tăng thu ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu (thưởng và bổ sung có mục tiêu) cho thành phố tương ứng toàn bộ số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng không vượt quá số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố, các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% quy định tại các điểm b, c, d, g, h, i, q khoản 1 Điều 35 Luật ngân sách nhà nước vượt so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: Các khoản thu không giao thành phố quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội mà chỉ hạch toán nộp ở thành phố Hà Nội; các khoản thu đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng cho nhiệm vụ chi cụ thể; các khoản hạch toán ghi thu, ghi chi và các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật).

Việc xác định số bổ sung có mục tiêu trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng từng khoản thu.

3. Căn cứ vào mức thưởng và số bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định sử dụng để đầu tư xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng; trả nợ các khoản vay; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và thưởng cho ngân sách cấp dưới.

Chương III

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Điều 7. Vốn đầu tư phát triển trong nước

1. Nhà nước ưu tiên đầu tư về ngân sách và các nguồn tài chính khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội để thành phố thực hiện vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

2. Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lập dự toán kèm theo đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho ngân sách thành phố để triển khai thực hiện.

3. Để sử dụng có hiệu quả quỹ đất thuộc thành phố quản lý, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được tạm ứng từ nguồn ngân sách thành phố hoặc từ nguồn huy động theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất sẽ thu hồi hoàn trả ngân sách hoặc hoàn trả nguồn vốn huy động.

Đánh giá bài viết
1 134
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo