Nghị định 32/2016/NĐ-CP về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời

Nghị định 32/2016/NĐ-CP về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời

Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không đối với sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không;...

Nghị định 102/2015/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

Thông tư 01/2016/TT-BGTVT Chương trình an ninh hàng không Việt Nam

Thông tư 03/2016/TT-BGTVT sửa đổi Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐỘ CAO CHƯỚNG NGẠI VẬT HÀNG KHÔNG VÀ CÁC TRẬN ĐỊA QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÙNG TRỜI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 19 tháng 5 năm 1994;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định về giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không đối với sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; cảnh báo chướng ngại vật hàng không; quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; độ cao công trình; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không, các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chướng ngại vật hàng không là những vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo (cố định hoặc di động) nằm trên mặt đất, mặt nước hoặc công trình nhân tạo có thể ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn cho hoạt động bay hoặc hoạt động bình thường của các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

2. Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không là việc thực hiện các công việc: Chấp thuận độ cao công trình, kiểm tra, giám sát, di dời các vật thể, công bố, thông báo độ cao các chướng ngại vật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động bay, hoạt động bình thường của các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam.

3. Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển, bao gồm:

a) Sân bay đang sử dụng;

b) Sân bay dự kiến xây dựng trong quy hoạch, được xác định trong hệ thống sân bay toàn quốc;

c) Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh;

d) Đường sân bay là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng), được xác định có thể dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết;

đ) Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác định dùng cho thủy phi cơ cất, hạ cánh.

4. Theo Mục đích sử dụng, sân bay được phân thành các loại sau:

a) Sân bay dân dụng là sân bay phục vụ cho Mục đích dân dụng;

b) Sân bay quân sự là sân bay phục vụ cho Mục đích quân sự;

c) Sân bay dùng chung là sân bay phục vụ cho Mục đích quân sự và dân dụng;

d) Sân bay chuyên dùng là sân bay chỉ phục vụ Mục đích khai thác hàng không chung hoặc Mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.

5. Trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời là khu vực được xác định nhằm Mục đích quản lý, phát hiện, giám sát hoạt động bay và bảo vệ vùng trời.

6. Đường cất, hạ cánh là một khu vực được quy định trong sân bay hoặc trong dải cất, hạ cánh mặt nước dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.

7. Ngưỡng đường cất, hạ cánh là nơi bắt đầu của phần đường cất, hạ cánh dùng cho tàu bay hạ cánh.

8. Đèn cảnh báo nguy hiểm là đèn dùng để cảnh báo mối nguy hiểm đối với tàu bay khi hoạt động hàng không.

9. Bảo hiểm đầu đường cất, hạ cánh là khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.

10. Bảo hiểm sườn là phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất, hạ cánh.

11. Mức cao sân bay là mức cao của Điểm cao nhất trên đường cất, hạ cánh so với mực nước biển trung bình.

12. Điểm quy chiếu sân bay, bãi cất, hạ cánh trên mặt đất, công trình nhân tạo, dải cất, hạ cánh trên mặt nước là Điểm đánh dấu vị trí địa lý của sân bay, bãi cất, hạ cánh, dải cất, hạ cánh trên mặt nước bằng hệ tọa độ VN-2000 hoặc WGS-84.

13. Vùng trời sân bay là khu vực trên không có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc Điểm của từng sân bay; phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay.

14. Vùng phụ cận khuyết tĩnh không sườn của sân bay là khu vực có địa hình, địa vật phức tạp hoặc ảnh hưởng bởi khu vực cấm bay, hạn chế bay không thể thiết lập phương thức bay vòng lượn hoặc hạ, cất cánh.

15. Vật dễ gãy là một vật có khối lượng nhỏ được thiết kế dễ gãy, dễ uốn, dễ biến hình nhằm giảm thiểu nguy hiểm cho tàu bay khi có va chạm.

16. Núp bóng là việc nghiên cứu địa hình, địa vật, công trình nhân tạo có sẵn để tính toán chiều cao thích hợp của các công trình nhân tạo mới. Các trường hợp áp dụng núp bóng phải đảm bảo an toàn cho hoạt động bay, độ cao công trình mới phải nằm dưới bề mặt giới hạn có độ dốc xuống 10% tính từ đỉnh của vật thể có sẵn.

17. Bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp độ cao, hạ cánh; bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

18. Dải bay trên mặt đất, mặt nước là khu vực có dạng hình chữ nhật với kích thước được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định này.

19. Cảnh báo chướng ngại vật hàng không là việc sơn, kẻ dấu hiệu và lắp đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đặt dấu hiệu, cắm cờ trên chướng ngại vật để phi công, tổ bay trong khi bay có thể nhìn thấy cảnh báo từ cự ly an toàn ở mọi hướng.

Đánh giá bài viết
1 888
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi