Luật phòng, chống tham nhũng 2016

Tải về

Luật phòng, chống tham nhũng 2016

Dự thảo của Luật phòng, chống tham nhũng 2016 sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng 2012. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng. Mời các bạn cùng theo dõi và cập nhật những thông tin quan trọng của Bộ Luật này trong năm 2016.

QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: / /QH14
DỰ THẢO
(lấy ý kiến)

LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tham nhũng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh (sửa đổi, bổ sung)

Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Hành vi tham nhũng (mới)

1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

2. Hành vi tham nhũng bao gồm các hành vi được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015: tham ô tài sản (Điều 353); nhận hối lộ (Điều 354); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358); giả mạo công tác (Điều 359) và các hành vi sau đây:

a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản.

c) Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

d) Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

3. Người

Điều 3. Giải thích từ ngữ (sửa đổi, bổ sung)

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng.

2. Công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp, giải thích, làm rõ thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.

3. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người được giao nhiệm vụ, công vụ.

4. Vụ lợi là việc cá nhân, tổ chức đạt được hoặc có thể đạt được lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần thông qua việc thực hiện hành vi tham nhũng.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; người đại diện theo ủy quyền phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó;

đ) Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước. nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng (sửa đổi, bổ sung)

1. Mọi hành vi tham nhũng phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh; người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị công tác, chức vụ nào đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

3. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện và tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền thì được xem xét trả lại một phần hoặc toàn bộ của hối lộ; trường hợp bị ép buộc thì được trả lại toàn bộ của hối lộ và được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm.

5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.

6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn (sửa đổi, bổ sung)

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin, báo cáo, phản ánh và tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng;

c) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, thông tin, phản ánh về hành vi tham nhũng;

d) Chủ động phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Gương mẫu, liêm khiết, định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng;

c) Áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

3. Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;

b) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;

c) Phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và báo cáo với người có thẩm quyền về hành vi có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình công tác hoặc trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ;

d) Kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của việc kê khai đó.

4. Ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước còn có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung)

Công dân có quyền phát hiện, thông tin, phản ánh, tố cáo hành vi có dấu hiệu tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

Điều 7. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan (sửa đổi, bổ sung)

1. Cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, báo cáo, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng.

Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sửa đổi, bổ sung)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm tích cực tham gia, động viên nhân dân, thành viên của mình tham gia vào việc phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý tham nhũng, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Đánh giá bài viết
1 3.041
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm