Không tăng tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức

Không tăng tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 2218/QĐ-TTg thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021), trong đó tỷ lệ tinh giản tối thiểu là 10%.

Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế

Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chính sách tinh giản biên chế

Cách tính lương cho cán bộ diện tinh giản biên chế

Chủ trương tinh giản biên chế là để bảo đảm đến năm 2021, tổng biên chế cơ bản không tăng so với biên chế được giao của năm 2015. Theo đó:

- Đảm bảo đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng biên chế Bộ, ngành ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương so với biên chế được giao năm 2015.

- Số CBCCVC được tuyển dụng mới không được vượt quá 50% số CBCCVC đã ra khỏi biên chế sau khi thực hiện việc tinh giản hoặc nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định pháp luật.

Không tăng tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức

- Tỷ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% biên chế của từng Bộ, ngành; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp:

  • Khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
  • Nguồn thu sự nghiệp được dùng để trả lương thay thế việc trả lương từ Ngân sách Nhà nước.

- Đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:

  • Giữ ổn định biên chế đến năm 2016.
  • Được thực hiện khoán hoặc hỗ trợ kinh phí đối với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao kể từ năm 2017.

Quyết định 2218/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2015.

Đánh giá bài viết
1 461
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi