Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu

Tải về

Quyết định 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu”.

Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti. Bốn típ sinh học này chỉ khác nhau về đặc điểm hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh vật hoá học nhưng không có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng lây truyền.

Sức đề kháng của vi khuẩn bạch hầu ở ngoài cơ thể rất cao, chịu được khô lạnh, đặc biệt khi được chất nhày bảo vệ. Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối có thể sống được 30 ngày; trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi có thể sống được vài ngày; trong sữa, nước uống sống 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị giết chết sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút và bị giết chết nhanh chóng ở nhiệt độ sôi. Vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bởi các hoá chất khử trùng thông thường...............

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết trên file PDF hoặc file Tải về.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Y tế sức khỏe được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN
GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3
5
93
/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra
do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh
học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti. Bốn típ sinh học này chỉ khác nhau
về đặc điểm hình thái khuẩn lạc một số đặc điểm sinh vật hoá học nhưng
không sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng lây truyền.
Sức đề kháng của vi khuẩn bạch hầu ngoài thể rất cao, chịu được khô lạnh,
đặc biệt khi được chất nhày bảo v. Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối
thể sống được 30 ngày; trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi thể sống được
vài ngày; trong sữa, nước uống sống 20 ngày; trong tthi sống được 2 tuần. Vi
khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực
tiếp vi khuẩn sbị giết chết sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút
bị giết chết nhanh chóng nhiệt độ sôi. Vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bởi các
hoá chất khử trùng thông thường.
Bệnh bạch hầu lưu hành trên toàn cầu, hay gặp các ca bệnh tản phát
hoặc các vụ dịch nhỏ, chủ yếu nhóm dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin.
Tuy nhiên hiện nay đã ghi nhận số mắc tăng nhóm trẻ lớn người lớn tại
những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh lây truyền
từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc
người lành mang trùng hít phải các chất tiết đường hấp của người bệnh
bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm
với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Thời kỳ bệnh thường
từ 2 đến 5 ngày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm
sưng đau (cổ bạnh), tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, giả mạc
màu trắng xám, dai, dính amidal hoặc thành sau họng. Bệnh nhân cũng có thể
bị viêm tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi
khuẩn. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Người bệnh người lành mang trùng vừa
chứa, vừa nguồn truyền bệnh, trong đó người lành mang trùng đóng vai
trò duy trì nguồn truyền nhiễm cộng đồng, điều này giải thích bệnh bạch hầu
thể đột nhiên xảy ra những nơi trước đó không thấy ca bệnh xuất
2
hiện. Thời kỳ lây truyền thường bắt đầu từ khi khởi phát và kéo dài khoảng 2
tuần, đôi khi lên tới 4 tuần. Trong một số trường hợp đã ghi nhận người mang vi
khuẩn mãn tính trên 6 tháng. Điều trị kháng sinh đặc hiệu sẽ nhanh chóng tiêu
diệt mầm bệnh và chấm dứt sự lây truyền. Bệnh đã có vắc xin và kháng sinh đặc
hiệu để phòng và điều trị, tuy nhiên vắc xin giải độc tố bạch hầu chỉ tạo ra miễn
dịch kháng độc tố tác dụng bảo vệ thể không bị mắc bệnh nhưng không
ngăn ngừa được snhiễm vi khuẩn tại chỗ hầu họng, do vậy không làm giảm
được tình trạng người lành mang trùng sau khi tiêm vắc xin.
Mọi lứa tuổi đều thể bị mắc bệnh nếu không miễn dịch đặc hiệu
hoặc nồng độ kháng thể dưới mức bảo vệ. Kháng thể của mẹ truyền sang con
tác dụng bảo vệ thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi; miễn dịch
được sau mắc bệnh thường bền vững. Sau tiêm vắc xin liều cơ bản miễn dịch
thể kéo dài được vài năm song thường giảm dần theo thời gian nếu không được
tiêm nhắc lại.
II. NỘI DUNG
1. Các định nghĩa sử dụng trong giám sát
1.1. Ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh lâm sàng)
ca bệnh các triệu chứng: Sốt, đau họng, ho, chảy nước i kèm
theo giả mạc amydal hoặc thành sau họng hoặc mũi với đặc điểm màu trắng
ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.
- Có thể khàn tiếng, khó thở thanh quản.
- Có thể hạch góc hàm sưng to (dấu hiệu cổ bạnh, cổ bò).
- Có thể có vết loét trên da.
- thể biểu hiện tình trạng nhiễm độc toàn thân (mệt mỏi, da xanh
tái).
1.2. Ca bệnh có thể
ca bệnh nghi ngờ kèm theo một trong các yếu tố sau:
- Ở trong vùng đang có dịch;
- Trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát đến/ở/về từ vùng đang
dịch;
- Trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát có tiếp xúc gần với ca bệnh xác
định;
- Nhuộm soi bệnh phẩm thấy hình ảnh vi khuẩn bắt màu nhuộm Gram
dương, hình dùi trống mảnh;
Đánh giá bài viết
1 134
Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu
Chọn file tải về :

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm