Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 8

Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển kỹ năng Quản lý
-----------------------------

Hợp đồng Trong hoạt động xây dựng 8

Người soạn: Lê Văn Thịnh

Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng

6. Tài liệu kèm theo hợp đồng

6.1. Các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng.

Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc và hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện, tài liệu kèm theo hợp đồng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau:

a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

b) Điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng;

c) Đề xuất của nhà thầu;

d) Các chỉ dẫn kỹ thuật;

đ) Các bản vẽ thiết kế;

e) Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;

g) Các bảng, biểu;

h) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, i) Bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác nếu có;

k) Các biên bản đàm phán hợp đồng;

l) Các tài liệu khác có liên quan.

6.2. Các bên ký kết hợp đồng có thể thoả thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu hợp đồng theo quy định tại khoản 2 nếu giữa các tài liệu có quy định khác nhau.

7. Các thông tin trong hợp đồng

7.1. Về các chủ thể hợp đồng

a) Bên giao thầu cần nêu rõ:

- Tên cơ quan hoặc doanh nghiệp ;

- Họ tên, chức vụ ngơười đại diện (hoặc ngơười đơược ủy quyền);

- Địa chỉ trụ sở chính;

- Số hiệu tài khoản tại ngân hàng mà đơn vị này giao dịch.

b) Bên nhận thầu:

Các thông tin cần thiết cũng phải nêu tơương tự bên giao thầu vào Hợp đồng .

7.2. Khối lượng công việc chủ yếu và tiêu chuẩn áp dụng:
Tuỳ theo từng sản phẩm của hợp đồng xây dựng, phải quy định rõ nội dung khối lượng công việc chủ yếu và những tiêu chuẩn áp dụng phải thực hiện.

7.3.Thời gian và tiến độ thực hiện:

Hợp đồng phải ghi rõ: thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành bàn giao sản phẩm của hợp đồng; tiến độ thực hiện từng hạng mục, từng công việc phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Trường hợp Bên giao thầu ký nhiều hợp đồng với Bên nhận thầu để thực hiện các công việc xây dựng thì tiến độ của các hợp đồng phải phối hợp để thực hiện được tổng tiến độ của dự án. Các bên của hợp đồng phải
thiết lập phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để ghi rõ yêu cầu về tiến độ đối với từng loại công việc phải thực hiện.

7.4. Giá trị hợp đồng

Giá trị của hợp đồng: ghi giá trị từng công việc, từng công đoạn, từng hạng mục và ghi tổng giá trị của hợp đồng (giá trì tính bằng tiền Việt Nạm, ngoại tệ hoặc giá trị số lơượng hàng hóa trao đổi);

7.5. Trách nhiệm và sự cam kết của các bên ký hợp đồng

a) Nêu biện pháp bảo đảm việc ký hợp đồng (thế chấp, cầm cố tài sản, bảo bằng tài sản . . . );

b) Nêu các nghĩa vụ, các nội duơng cam kết bảo đảm thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng;

7.6. Về số lơượng bản hợp đồng và nơi gửi

Số lơượng bản hợp đồng cần soạn bao nhiêu do hai bên thỏa thuận, nhơưng tối thiểu mỗi bên phải có 3 bản. Các bên phải gửi hợp đồng giao nhận thầu xây dựng cho các cơ quan sau đây:

- Ngân hàng giao dịch của mỗi bên 1 bản;

- Cơ quan cấp trên của chủ đầu tươ của mỗi bên 1 bản;

- Cơ quan công chứng Nhà nơước mỗi bên đặt trụ sở: 1 bản;

IV. Ký kết Hợp đồng xây dựng

1. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng

1.1. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng.

1.2. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng.

1.3. Trường hợp nhà thầu là liên danh, thì các nhà thầu trong liên danh phải cử người đại diện liên danh để đàm phán. Nhà thầu đứng đầu liên danh hoặc tất cả nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào hợp đồng xây dựng tuỳ theo yêu cầu của bên giao thầu. Các nhà thầu trong liên danh phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng công trình theo hợp đồng ký kết.

1.4. Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấu thầu, đề xuất của nhà thầu được lựa chọn và các tài liệu có liên quan khác.

1.5. Tuỳ theo sự thoả thuận, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể uỷ thác để điều phối, giám sát, thực hiện nghiệm thu công việc theo hợp đồng.

1.6. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

1.7. Nội dung hợp đồng được ký kết phải tuân thủ các quy định của Nghị định này đồng thời đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật về hợp đồng kinh tế cũng như các quy định có liên quan đến quản lý chất lượng, quản lý chi phí, thanh toán, quyết toán, bảo hành và bảo hiểm các sản phẩm xây dựng;

1.8. Hợp đồng được xác lập khi hai bên hợp đồng đ• ký tên, đóng dấu vào Văn bản thoả thuận hợp đồng.

1.9. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc biệt, có khối lượng công việc lớn và và được thực hiện trong nhiều năm, hai bên hợp đồng có thể thoả thuận ký kết hợp đồng nguyên tắc để làm cơ sở tiếp tục ký kết các hợp đồng cụ thể theo giai đoạn thực hiện hoặc theo phân kỳ đầu tư của dự án.

Đánh giá bài viết
1 111
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi