Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 7

Tải về

Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển kỹ năng Quản lý
-----------------------------

Hợp đồng Trong hoạt động xây dựng 7

Người soạn : Lê Văn Thịnh

Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng

6.3. Giao nhận thầu xây dựng từng phần

Là hình thức mà chủ đầu tơư giao thầu từng phần công việc cho các tổ chức nhận thầu khác nhau:

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (bao gồm cả việc điều tra, khảo sát để lập dự án đầu tư xây dựng công trình).

- Tổ chức tư vấn thực hiện thiết kế nhận thầu khảo sát xây dựng, thiết kế toàn bộ công trình từ bươớc thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán đến bơước lập bản vẽ thi công và làm dự toán hạng mục công trình (gọi tắt là tổng thầu thiết kế).

- Một tổ chức xây dựng nhận thầu tất cả công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt (gọi tắt là tổng thầu xây dựng). - Nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng phần với chủ đầu tơư như ơ: xây dựng từng nhóm hạng mục công trình độc lập, từng phần công tác khảo sát xây dựng, thiết kế, cả khảo sát, thiết kế và xây dựng một nhóm hạng mục công trình độc lập (gọi tắt là nhận thầu trực tiếp).

6.4. Giao thầu lại

Sau khi ký kết hợp đồng, tổng thầu hoặc giao nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư các tổ chức xây dựng có thể giao thầu lại một số khối ượng công việc cho các tổ chức nhận thầu khác, nhơưng phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tơư về những phần công việc đó

6.5. Lựa chọn nhà thầu trong xây dựng

Thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định 58/2008/NĐ-CP và Thông tư số /2007/TT-BXD ngày / /2007 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng”.

7. Các loại hợp đồng

7.1. Theo tính chất, loại công việc trong hoạt động xây dựng cần thực hiện có các loại hợp đồng sau:

a) Hợp đồng tư vấn xây dựng: là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như: lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thẩm tra thiết kế, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.

b) Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng: là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình.

c) Hợp đồng thi công xây dựng công trình: là hợp đồng xây dựng thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.

* Hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ công việc thiết kế xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thiết kế.

* Hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ công việc thi công xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình.

* Hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ việc thiết kế và thi công xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình.

d) Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - thi công xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là EPC): là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.

đ) Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị và thi công xây dựng công trình.

7.2. Theo mối quan hệ trong quản lý có các loại hợp đồng sau:

a) Hợp đồng thầu chính:

- Hợp đồng thầu chính được ký kết trực tiếp giữa chủ đầu tư với một nhà thầu chính để thực hiện một hoặc một số công việc của dự án như tư vấn, thi công xây dựng và lắp đặt, cung ứng vật tư, thiết bị.

- Chủ đầu tư được phép ký kết đồng thời nhiều hợp đồng thầu chính với nhiều nhà thầu chính khác nhau trong trường hợp công trình xây dựng có quy mô lớn, có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc.

Khi áp dụng hình thức nhiều hợp đồng thầu chính thì :

- Các hợp đồng thầu chính được ký kết phải phù hợp với nhau về các mốc tiến độ chính, chất lượng thực hiện các công việc và phải đáp ứng được các mục tiêu cơ bản của dự án được duyệt;

- Chủ đầu tư phải có đủ năng lực để quản lý, điều phối đồng thời các hoạt động của nhiều nhà thầu tham gia;

- Tổng mặt bằng xây dựng công trình và các biện pháp thi công được đề xuất phải đảm bảo cho các nhà thầu có thể đồng thời cùng thực hiện các công việc.

b) Hợp đồng thầu phụ:

- Hợp đồng thầu phụ được ký kết trực tiếp giữa tổng thầu với một/nhiều thầu phụ hoặc nhà thầu chính với một/nhiều thầu phụ để thực hiện một phần công việc của tổng thầu hoặc thầu chính.

- Hợp đồng thầu phụ áp dụng cho công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có khối lượng công việc mang tính chất đặc thù, chuyên ngành hoặc thuộc một lĩnh vực cụ thể mà tổng thầu, nhà thầu chính không đủ điều kiện để tự thực hiện.

- Trước khi ký kết hợp đồng thầu phụ, Bên giao thầu ( là tổng thầu hoặc nhà thầu chính) phải báo cáo với chủ đầu tư về tư cách pháp lý, năng lực hoạt động hoặc năng lực hành nghề của nhà thầu phụ được lựa chọn để chủ đầu tư xem xét và chấp thuận bằng văn bản.

- Việc ký kết hợp đồng thầu phụ phải phù hợp với nội dung của hợp đồng tổng thầu hoặc hợp đồng thầu chính, đồng thời phải đảm bảo các lợi ích của chủ đầu tư đã được xác định trong các hợp đồng này.

c) Hợp đồng tổng thầu bao gồm:

- Hợp đồng tổng thầu thiết kế (E).

- Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng (C).

- Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng ( EC).

- Hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - xây dựng (EPC).

- Hợp đồng tổng thầu chìa khoá trao tay (TK).

8. Các hình thức giá hợp đồng và phương thức thanh toán theo một trong sau đây:

Bên giao thầu và Bên nhận thầu có thể thoả thuận về giá hợp đồng và phương thức thanh toán theo một trong các hình thức sau đây:

- Giá hợp đồng trọn gói;

- Giá hợp đồng theo đơn giá cố định;

- Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh;

- Giá hợp đồng kết hợp các loại giá trên. Tuỳ theo quy mô, điều kiện thực hiện cụ thể của công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng, các bên giao, nhận thầu có thể thoả thuận để lựa chọn áp dụng hình thức giá hợp đồng cho phù hợp.

8.1. Giá hợp đồng theo giá trọn gói

Giá hợp đồng trọn gói (hình thức trọn gói và hình thức theo tỷ lệ phần trăm quy định trong Luật Đấu thầu): là giá hợp đồng xây dựng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có qui định trong hợp đồng (nếu có). Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đ• xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.

Tất cả các loại hợp đồng xây dựng đều có thể áp dụng giá hợp đồng trọn gói khi đủ điều kiện xác định giá hợp đồng trước khi ký kết, kể cả hình thức giá hợp đồng xác định theo tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc khối lượng công việc tư vấn thông thường.

Đánh giá bài viết
1 645
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 7
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm