Công văn 4006/BGDĐT-KHTC
Công văn 4006/BGDĐT-KHTC hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2012 |
Kính gửi: Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách Nhà nước 3 năm 2013 - 2015; Căn cứ Thông tư số 99/2012/TT-BTC ngày 19/06/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ triển khai xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2013 theo các nội dung sau:
I. Đánh giá thực hiện kế hoạch năm 2011, ước thực hiện kế hoạch năm 2012:
1. Đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2011 và ước thực hiện năm 2012
Yêu cầu đánh giá số lượng tuyển sinh các hệ đào tạo của trường theo nhóm ngành và các điều kiện thực hiện theo các biểu mẫu đính kèm, với các nội dung chính sau:
- Về quy mô hiện tại;
- Về đội ngũ giảng viên;
- Về diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo;
- Về chỉ tiêu và kết quả thực hiện.
2. Đánh giá thực hiện dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2012
2.1 Đánh giá thực hiện dự toán thu phí, lệ phí
Căn cứ vào kết quả thu 6 tháng đầu năm, đánh giá ước thực hiện tổng số thu năm 2012 và chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí, thu hoạt động dịch vụ, thu sự nghiệp khác...; nguồn thu thực tế so với dự toán được giao đầu năm (tăng, giảm, tỷ lệ %), số thu nộp ngân sách, số thu được để lại đơn vị sử dụng theo chế độ quy định (tỷ lệ % so với tổng nguồn kinh phí chi thường xuyên).
- Số kinh phí trích từ nguồn thu phí, lệ phí, thu khác để tạo nguồn cải cách tiền lương.
- Kiến nghị về chế độ chính sách thu và sử dụng phí, lệ phí, thu khác.
2.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước (NSNN) phát triển sự nghiệp
a) Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm (số dự toán đã rút đến 30/6/2012, so sánh với số dự toán được giao) và dự kiến thực hiện cả năm 2012 theo từng chỉ tiêu nhiệm vụ được giao: đào tạo theo chương trình tiên tiến, thực hiện chính sách học bổng đối với học sinh dân tộc, cá nhiệm vụ đặc thù được ngân sách hỗ trợ...
b) Đánh giá kết quả thực hiện cải cách tiền lương: việc xét duyệt về biên chế, quỹ lương, xác định nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo mức tiền lương tối thiểu 1.050.000 đồng/người/tháng từ 01/5/2012; kết quả thực hiện các biện pháp tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương, các khoản có tính chất lương và chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương); từ 40% nguồn thu được để lại theo chế độ quy định, xác định các nguồn năm trước theo quy định chưa sử dụng hết (sau khi đã bố trí đảm bảo đủ nguồn để thực hiện mức tiền lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo trong năm 2012) chuyển sang năm 2013 (nếu có) để tiếp tục tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương. Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 74/2012/TT-BTC ngày 14/05/2012 của Bộ Tài chính, các đơn vị xác định nhu cầu, nguồn thực hiện cải cách tiền lương (có biểu báo cáo số liệu cụ thể).
c) Đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2012, trong đó tập trung đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách sau:
- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006, Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 của Bộ Tài chính, thực hiện đánh giá việc tổ chức triển khai tại đơn vị: xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và việc trích lập, sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với Bộ và các ngành, các cấp.
- Những tồn tại về dự toán năm 2012 của đơn vị chưa được giải quyết, nêu lý do và đề xuất với Bộ.
d) Chi vốn đối ứng, vốn vay nợ, viện trợ đối với các dự án ODA: đánh giá số liệu giải ngân theo từng loại nguồn vốn so với kế hoạch năm và luỹ kế giải ngân đến năm 2011, thực hiện 6 tháng đầu năm 2012 và ước thực hiện đến hết năm 2012 so với tổng số theo từng loại nguồn vốn đã ký trong hiệp định dự án. Đánh giá việc thực hiện các thủ tục xác nhận, ghi thu - ghi chi đối với vốn vay nợ, viện trợ không hoàn lại đã tiếp nhận và giải ngân theo tiến độ; những khó khăn vướng mắc cụ thể trong hoạt động giải ngân dự án, kiến nghị và đề xuất giải pháp thực hiện.
đ) Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước thực hiện năm 2011 đối với báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2010; những khó khăn, vướng mắc, các kết luận, kiến nghị chưa thực hiện, đề xuất biện pháp xử lý, thời hạn thực hiện.
e) Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học:
- Đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:
+ Số lượng đề tài đang thực hiện, số lượng đề tài đã hoàn thành so với kế hoạch trong đó chi tiết theo từng loại: nhiệm vụ cấp Nhà nước; Nhiệm vụ cấp Bộ (nhiệm vụ quỹ gen, chương trình KH&CN, đề tài cấp bộ, dự án sản xuất thư nghiệm, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, dự án thuộc chương trình giống, dự án nâng cấp tạp chí khoa học, nhiệm vụ hợp tác song phương, ...); Nhiệm vụ cấp cơ sở (quỹ lương và hoạt động bộ máy, đề tài cấp cơ sở và các hoạt động khác).
+ Tình hình triển khai các dự án: dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu các phòng thí nghiệm.
- Tình hình thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 09/05/2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP
- Đánh giá việc chấp hành các chế độ, định mức chi nghiên cứu khoa học, chế độ báo cáo tài chính và quyết toán kinh phí.
- Đánh giá hiệu quả của các đề tài dự án: Việc ứng dụng các đề tài cấp nhà nước vào thực tiễn, hiệu quả đầu tư, sử dụng các thiết bị tăng cường năng lực nghiên cứu...
- Tồn tại, khó khăn, vướng mắc theo các nội dung:
+ Số lượng các đề tài tồn đọng, đã quá hạn, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất hướng giải pháp xử lý dứt điểm.
+ Vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2012 thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Quá trình chuyển đổi các đơn vị nghiên cứu KHCN theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.
+ Đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Quyết định số 1926/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Thông tư liên tịch hướng dẫn số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 05/06/2006 của Liên bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ: việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và việc trích lập, sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); việc thực hiện công khai tài chính tại đơn vị; những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với Bộ và các ngành, các cấp.
g) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế:
- Đánh giá tiến độ thực hiện theo từng dự án, kết quả giải ngân dự án, việc chấp hành các chế độ, định mức, chế độ báo cáo tài chính, quyết toán kinh phí.
- Hiệu quả sử dụng kinh phí và tác động tích cực của việc thực hiện dự án. Các dự án còn tồn đọng, chưa quyết toán, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm.
h) Chi chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Phân tích, so sánh giữa nguồn vốn đã được bố trí thực hiện với yêu cầu thực tế của từng dự án, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu và tỷ lệ đạt được; đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí CTMTQG, những ưu điểm, tác động tích cực của việc thực hiện CTMTQG giáo dục - đào tạo và các CTMTQG khác đã triển khai.
II. Xây dựng kế hoạch đào tạo và dự toán NSNN năm 2013
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo
Bám sát các quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 và Thông tư số 20/2012/TT-BGDĐT ngày 20/06/2012 sửa đổi điều 6 của Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT. Cần lưu ý:
1.1. Xác định chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ dựa trên tổng số giảng viên có trình độ tiến sĩ, trước khi xác định các chỉ tiêu khác;
1.2. Chỉ tiêu chính quy (bao gồm cả chỉ tiêu liên thông, bằng hai theo hình thức chính quy) từ Đại học trở xuống, được xác định trên cơ sở năng lực của nhà trường, sau khi đã trừ đi phần chỉ tiêu đào tạo sau Đại học đã xác định ở trên; Đối với các trường có đào tạo giáo viên, chỉ tiêu sư phạm chính quy cần xác định phù hợp với nhu cầu thực tế của các địa phương.
1.3. Chỉ tiêu VLVH tối đa bằng 50% số chỉ tiêu chính quy. Các trường có đào tạo giáo viên, chỉ tiêu VLVH được xác định theo nhu cầu thực tế của từng địa phương.
1.4. Chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp trong các trường Đại học (nếu có) được xác định tối đa bằng 60% của năm 2011.
1.5. Các chỉ tiêu dự bị đại học, phổ thông dân tộc nội trú, năng khiếu về cơ bản giữ ổn định như các năm trước.
Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch tuyển sinh năm 2013 và kiến nghị.
2. Xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2013
2.1. Mục tiêu và yêu cầu:
Dự toán NSNN năm 2013 cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả các giải pháp thực hiện tiết kiệm đã đề ra; rà soát, sắp xếp các khoản chi ngân sách để triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra, đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước hiện hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khi xây dựng dự toán.
Xây dựng Dự toán NSNN năm 2013 phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và giai đoạn 2011 - 2015 của ngành giáo dục; gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị.
2.2. Dự toán thu phí, lệ phí và thu khác
Các đơn vị xây dựng dự toán thu đầy đủ và chi tiết theo từng nguồn thu như sau:
- Các khoản thu thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước được để lại chi theo chế độ, các đơn vị căn cứ số thực hiện thu năm 2011, ước thực hiện năm 2012, những yếu tố dự kiến tác động đến thu năm 2013 để xây dựng dự toán thu cho phù hợp (căn cứ theo mức thu học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định cho năm học 2012 - 2013 và năm học 2013 - 2014), mang tính tích cực và đảm bảo đúng chính sách, chế độ. Trong đó chi tiết theo từng loại: học phí chính quy, không chính quy (tại chức, văn bằng 2 dưới hình thức học tại trường hoặc liên kết với các địa phương, đơn vị; tự học có hướng dẫn, đào tạo từ xa theo chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh do nhà nước giao hoặc theo tiêu chí của Bộ hướng dẫn); lệ phí dự thi, dự tuyển.
- Các khoản thu sự nghiệp khác (gọi chung là thu khác), không thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong đó chi tiết theo từng loại: thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, phí dịch vụ, học phí các loại hình đào tạo do trường tự tổ chức tuyển sinh, tự ký hợp đồng đào tạo cho cá nhân, các đơn vị theo hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng theo chuyên đề; lệ phí và thu sự nghiệp khác, đơn vị lập dự toán riêng (biểu 1a) không đưa chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.
2.3. Dự toán chi NSNN phát triển sự nghiệp:
2.3.1. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
- Năm 2013 là năm cuối của chu kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp (2011-2013) theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2013 phải căn cứ vào việc đánh giá tình hình thực hiện, mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên năm 2012 và dự kiến nhiệm vụ kế hoạch phát triển đào tạo tăng hoặc giảm của năm 2013.
- Dự toán chi NSNN năm 2013 chi tiết theo từng nội dung (bao gồm cả chi từ nguồn NSNN giao và chi từ nguồn thu phí, lệ phí, thu khác được để lại đơn vị chi theo chế độ).
- Dự toán nguồn cải cách tiền lương: Các đơn vị tiếp tục chủ động thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định: nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) dành một phần nguồn thu được để lại theo chế độ, đồng thời thực hiện chuyển các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết (nếu có) sang năm 2013 để tiếp tục thực hiện.
- Xây dựng dự toán chi vốn đối ứng, vốn vay và vốn viện trợ đối với các dự án vay nợ và viện trợ phải dựa trên cơ sở tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án, đồng thời phù hợp với tỷ lệ giải ngân vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của dự án được thực hiện năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013. Không xây dựng vốn đối ứng quá cao; dự toán chi quản lý dự án phải quán triệt đầy đủ yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Các dự án phải tính toán, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoàn thành dứt điểm các hoạt động khi dự án kết thúc.
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Công văn 4006/BGDĐT-KHTC
54 KBGợi ý cho bạn
-
Thông tư 22/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 05/2018/TT-NHNN
-
Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội
-
Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
-
Thông tư 79/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số văn bản QPPL
-
Thông tư 46/2024/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất với tiền gửi bằng đô la Mỹ tại tổ chức tín dụng
-
Nghị định 68/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
-
Thông tư 01/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định quỹ tín dụng nhân dân
-
Tải Nghị định 87/2023/NĐ-CP về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam file DOC, PDF
-
Thông tư 16/2023/TT-BTC về hướng dẫn về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp
-
Nghị định 23/2023/NĐ-CP sửa Nghị định 89/2016/NĐ-CP và Nghị định 88/2019/NĐ-CP
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Thông tư 55/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý chi phí cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại
Quyết định 419/QĐ-NHNN 2020 về mức lãi suất tiền gửi tối đa tại Ngân hàng
Thông tư 14/2019/TT-NHNN
Quyết định số 50/2008/QĐ-BTC
Thông tư 121/2017/TT-BTC
Thông tư 72/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác