Công văn 12568/BTC-CĐKT Giải thích nội dung Thông tư 200/2014/TT-BTC

Giải thích nội dung Thông tư 200/2014/TT-BTC

Công văn 12568/BTC-CĐKT Giải thích nội dung Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực ngày 09/09/2015, giải thích thêm các nội dung về việc ghi nhận doanh thu, giá vốn của các giao dịch mua, bán, điều chỉnh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ; thuyết minh giá trị hợp lý và suy giảm giá trị; trích trước khoản giảm trừ doanh thu…

Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp số 185/2010/TT-BTC

Thông tư hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất số 202/2014/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 12568/BTC-CĐKT
V/v: Giải thích nội dung Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015

Kính gửi

:

- Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
- Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
- Công ty TNHH KPMG Việt Nam
- Công ty TNHH PwC Việt Nam

Trả lời công văn không số ngày 26/6/2015 của các công ty kiểm toán Deloitte, E&Y, KPMG, PwC đề nghị giải thích rõ một số nội dung quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư 200) về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng và mua hàng chủ yếu bằng ngoại tệ và thỏa mãn điều kiện sử dụng đồng ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán thì vẫn có thể được lựa chọn VNĐ làm đồng tiền ghi sổ kế toán mà không bắt buộc phải lựa chọn đồng ngoại tệ.

2. Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 1/1/2015 để chuyển đổi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 1/1/2015 trong phần thuyết minh BCTC do năm 2015 là năm đầu tiên áp dụng Thông tư 200 và không có yêu cầu hồi tố vấn đề này.

Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ sang VNĐ được thực hiện tương tự như quy định tại VAS 10 và Thông tư 161/2007/TT-BTC khi chuyển đổi BCTC của công ty con ở nước ngoài. Không thể viện dẫn lí do phần mềm kế toán không đáp ứng được yêu cầu này thì gây khó khăn vì phần mềm chỉ được coi là công cụ hỗ trợ và khi chính sách kế toán thay đổi thì công cụ hỗ trợ phải thay đổi theo để thực hiện đúng chính sách. Lưu ý rằng quy định nêu trên của Thông tư 200 là hoàn toàn phù hợp với IAS 21 nên các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi BCTC theo thông lệ quốc tế.

3. Về việc ghi nhận doanh thu, giá vốn của các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ
Ngoài Khoản 2 Điều 8 Thông tư 200 thì vấn đề này còn được quy định tại Điểm e Khoản 3.2 Điều 20 như sau: "e) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc tại thời điểm khi đơn vị hạch toán phụ thuộc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra bên ngoài".

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, việc ghi nhận doanh thu, giá vốn đối với các giao dịch mua, bán hàng giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong nội bộ một doanh nghiệp là do doanh nghiệp quyết định mà không phụ thuộc vào hình thức chứng từ xuất ra là hóa đơn hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Quy định tại Điều 8 Thông tư 200 mang tính khuyến cáo, không mang tính bắt buộc.

4. Về thuyết minh giá trị hợp lý và suy giảm giá trị

- Về giá trị hợp lý của các khoản đầu tư tài chính

Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 và Điểm a Khoản 1.2 Điều 45 Thông tư 200 thì khi xác định giá trị hợp lý của chứng khoán kinh doanh để trình bày trên thuyết minh BCTC, doanh nghiệp có thể căn cứ vào giá trị thị trường của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Đối với các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị chưa niêm yết, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này được xác định dựa trên các kỹ thuật định giá. Trường hợp nếu giá trị hợp lý của các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác không xác định được một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp giải trình lý do tại mục 2c phần VI về thông tin bổ sung cho khoản mục đầu tư tài chính trên thuyết minh BCTC.

- Về suy giảm giá trị của Bất động sản đầu tư

Tại Khoản 1.6 Điều 39 Thông tư 200 về bất động sản đầu tư (BĐSĐT) quy định "1.6. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT bị giảm giá so với giá trị thị trường và khoản giảm giá được xác định một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp được đánh giá giảm nguyên giá BĐSĐT và ghi nhận khoản tổn thất vào giá vốn hàng bán (tương tự như việc lập dự phòng đối với hàng hóa bất động sản)".

Như vậy, việc đánh giá suy giảm giá trị chỉ phải thực hiện khi có dấu hiệu và bằng chứng chắc chắn. Nếu việc suy giảm giá trị của BĐSĐT không xác định được giá trị suy giảm một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp không ghi nhận khoản tổn thất do suy giảm giá trị của BĐSĐT nhưng cần thuyết minh và giải trình khác tại mục 12 phần VI về thông tin bổ sung cho khoản mục đầu tư tài chính trên thuyết minh BCTC.

5. Về hạch toán khoản chi phí hoàn nguyên môi trường

Thông tư 200 chỉ quy định việc trích trước chi phí hoàn nguyên môi trường và sử dụng tài khoản 3524 để kế toán. Mức trích, thời điểm bắt đầu và kết thúc việc trích... phải thực hiện theo cơ chế chính sách áp dụng cho từng ngành nghề, từng đơn vị. Ví dụ việc trích trước chi phí thu dọn mỏ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc trích trước chi phí hoàn nguyên môi trường của Tập đoàn Than và Khoáng sản phải thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật áp dụng cho từng ngành.

6. Khi tính EPS thì số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được tính của năm nào?

Theo Thông tư 200, khi tính EPS phải điều chỉnh đối với số đã hoặc sẽ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi. Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi kỳ trước không được dùng để xác định EPS kỳ này. Khoản chênh lệch (nếu có) giữa số dự kiến trích của kỳ trước và số trích theo thực tế (có thể tại kỳ sau) được điều chỉnh vào EPS kỳ trước (báo cáo lại) và thuyết minh trên BCTC.

7. Các vấn đề về tỷ giá hối đoái

a) Về quy định áp dụng tỷ giá hối đoái cho các giao dịch liên quan đến ngoại tệ: Theo quy định tại Điều 69 Thông tư 200, doanh nghiệp phải sử dụng các loại tỷ giá hối đoái khác nhau liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ. Nếu quy định chỉ áp dụng 1 loại tỷ giá hối đoái cho các loại giao dịch khác nhau sẽ không đúng với bản chất tài chính và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và doanh nghiệp sẽ gặp phải những vướng mắc sau:

- Theo quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC, một trong những tiêu chuẩn của phần mềm kế toán là phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có. Thực tế cho thấy, đây không phải là vướng mắc của tất cả các doanh nghiệp (kể cả là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) khi thực hiện quy định về tỷ giá hối đoái tại Thông tư 200 mà chỉ có một số doanh nghiệp có phần mềm kế toán chưa đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định.

Đánh giá bài viết
1 645
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo