Chỉ thị số 01/CT-BYT

Chỉ thị số 01/CT-BYT của Bộ Y tế: Về phục vụ y tế trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010.

BỘ Y TẾ
---------------------

Số: 01/CT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2010

CHỈ THỊ
Về phục vụ y tế trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010
----------------------

Để bảo đảm đón xuân mới Canh Dần 2010 vui tươi, an toàn, tiết kiệm, hoàn thành tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp Tết, thực hiện Chỉ thị số 2008/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và đón mừng xuân mới 2010, Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và lễ hội đón mừng xuân mới và công văn số 684/VPCP-TH ngày 28 tháng 01 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị y tế các ngành, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện tốt những nội dung sau đây:

1. Tổ chức đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm. Hạn chế việc lợi dụng Lễ, Tết để tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí; nghiêm cấm sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước để thưởng, biếu, cho các tổ chức, cá nhân không đúng với quy định của Nhà nước. Không được sử dụng xe ô tô công phục vụ việc riêng trong dịp Tết.

2. Tăng cường công tác y tế dự phòng

a) Cục Y tế dự phòng và Môi trường hướng dẫn các địa phương chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt phòng ngừa bệnh cúm A (H5N1), cóm A (H1N1) ở người, tiêu chảy cấp và cỏc bệnh dịch mùa đông - xuân khác có thể bùng phát.

b) Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt cúm A (H1N1), cúm A (H5N1), tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, không để bùng phát thành dịch, chú ý kiểm soát các ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường.

- Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, chú ý kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ những vùng đang có dịch, vùng có ổ dịch cũ; phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch, không để dịch bệnh lây lan. Cơ quan kiểm dịch phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành kiểm tra, giám sát gia cầm, thực phẩm nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới.

- Bố trí sẵn sàng và đầy đủ thuốc, hoá chất, vật tư phục vụ phòng chống dịch để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch.

- Phân công cán bộ trực dịch 24/24 giờ để theo dõi, nắm tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị trực dịch và báo cáo dịch theo đúng quy định.

3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian trước, trong, sau Tết Nguyên đán

a) Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Thanh tra Bộ để xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh thành phố trọng điểm đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng giải pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông đại chúng cung cấp kịp thời, đầy đủ những nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.

b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, chú ý kiểm tra thực phẩm bày bán tại các chợ, các nơi bán thực phẩm phục vụ Tết, các nhà hàng, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; chống thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương nhằm giảm tối đa số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong dịp Tết.

Đánh giá bài viết
1 86
0 Bình luận
Sắp xếp theo