12 lỗi về chữ ký sẽ bị phạt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán năm 2024

HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn 12 lỗi về chữ ký sẽ bị phạt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán được quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Mời các bạn tham khảo.

1. 12 lỗi về chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập bị xử phạt

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

1

Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền (Điểm a khoản 1 Điều 59)

Cảnh cáo

2

Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền (Điểm a khoản 1 Điều 58)

Cảnh cáo

2

Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy (Điểm a khoản 1 Điều 9)

1 – 2 triệu đồng

3

Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử). (Điểm c khoản 1 Điều 9)

1 – 2 triệu đồng

4

Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định (Điểm a khoản 1 Điều 16)

1 – 2 triệu đồng

5

Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn (Điểm d khoản 1 Điều 8)

3 – 5 triệu đồng

6

Tài liệu kế toán sao chụp không có đầy đủ chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. (Khoản 2 Điều 13)

3 – 5 triệu đồng

7

Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký (Điểm d khoản 2 Điều 8)

5 – 10 triệu đồng

8

Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ (Điểm đ khoản 2 Điều 8)

5 – 10 triệu đồng

9

Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán (Điểm b khoản 1 Điều 11)

5 – 10 triệu đồng

10

Lập báo cáo kiểm toán không có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định (Điểm c khoản 3 Điều 48)

5 – 10 triệu đồng

11

Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán. (Điểm e khoản 3 Điều 8)

20 – 30 triệu đồng

2. Quy định chữ ký trên chứng từ kế toán

Căn cứ Điều 19 Luật kế toán 2015 quy định về chữ ký chứng từ kế toán như sau:

- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ.

- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai.

- Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.

- Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký.

- Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.

- Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp sử dụng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy. Chứng từ điện tử hiện nay được khuyến khích sử dụng rộng rãi thay cho chứng từ giấy nhằm dễ dàng lưu trữ, khó làm giả và có tính bảo mật cao.

Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan tại chuyện mục Kế toán - Kiểm toán mảng Văn bản pháp luật: Pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 253
0 Bình luận
Sắp xếp theo