Phân tích truyện ngắn Nước mắt của nội

Phân tích truyện Nước mắt của nội

Nước mắt của nội là một câu chuyện đầy cảm xúc về tình cảm gia đình cũng như sự hy sinh cao cả của người phụ nữ thông qua nhân vật nội, một người phụ nữ mạnh mẽ, cao cả đã trải qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích truyện Nước mắt của nội sẽ là những gợi ý giúp các em nắm được các ý chính khi viết bài.

Dàn ý phân tích đoạn trích truyện ngắn Nước mắt của nội

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả+ tác phẩm + khái quát chung về nhân vật

2. Thân bài: Làm rõ nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng theo từng diễn biến, sự kiện trong truyện. (Chia bố cục theo cốt truyện và diễn biến của truyện)

a.Ý 1: Câu truyện người thứ ba mang con đến bắt vạ nội

- Sự kiện: “Người đàn bà đó mang theo thằng nhỏ hai tuổi đến nhà”, “Thằng nhỏ giống y chang ông nội, mắt to, chân mày rậm, tóc xoăn và cái miệng cười tươi rói” -> Sự bất ngờ, bàng hoàng và sững sốt khi nội biết người chống mình yêu tương phản bội, đó là nỗi đau tột cùng không thể tha thứ.

- Diễn biến: “bà nội chết đứng”, “run run bảo cô đưa thằng nhỏ vào nhà không nắng”, “Người đàn bà vùng vằng nói tôi trả nó cho chị nuôi, con của chồng chị đó”è Câu truyện như một thử thách lớn lao đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt, cũng như tô đậm được nỗi đau và những mất mát tận cùng trong tâm hồn của người vợ, người con khi chứng kiến gia đình đỗ vỡ, không nguyên vẹn.

- Cách xử lí của các nhân vật:

+ “Người đàn bà mang thằng nhỏ đi với số tiền nội đã dành dụm định cuối năm sẽ sửa sang lại căn nhà cho tươm tất” -> Nội là người nhân hậu, dù bị tổn thương, bà vẫn nhẫn nhịn và đối xử tử tế với những kẻ chen vào hạnh phúc gia đình mình, đó là sự bao dung và kiên nhẫn của bà.

+ Chứng kiến cảnh này và cảm thấy bất lực “Lời ra tiếng vào bên hàng xóm láng giềng không ít, ba cũng nuốt hết vào trong” -> Dù rất tức giận và không chấp nhận hành vi của người đàn bà, nhưng anh con trai vẫn phải nuốt nỗi đau vào trong và không dám hỗn với bà nội, yêu thương, thấu hiểu nỗi đau của mẹ, hơn hết là sự nhận nhịn, chịu đựng để không làm mẹ buồn.

-> Tình huống đặt tàon bộ các nhân vật vào một bi kịch lớn đối với gia đình đang yên bình, nó khiến mỗi chúng ta như nhìn thấy đâu đó những nỗi đau rất đời mà đâu đó ta vẫn thấy, vẫn gặp ngoài cuộc sống.

b. Ý 2: Câu truyện về những năm một mình nội nuôi dạy con

- Sự kiện: “Lần đầu tiên ba hỗn với nội. Ba nói con hết chịu nổi rồi”, “Không có ba tụi con vẫn sống được”…-> Tuổi nổi loạn với những áp lực và dư luận khiến anh con trai không thể chịu nổi những gièm pha và nhục nhã từ một người cha không đàng hoàng -> Là tâm lí, phản ứng bình thường của con người.

- Diễn biến:

+ “Bà nội đang khóc, đứng dậy đưa tay tát ba một cái bạt tai bảo im ngay”, “Dù ba có như thế nào thì vẫn là ba của tụi con è Nén lại nỗi đau để giữ một gia đình chọn vẹn, giữ người cha lại cho con -> Sự cảm chịu của người phụ nữ được khắc hoạ rất thực tế trong tác phẩm.

+ “Ông nội về thấy mọi thứ vẫn bình thường”, thằng con trai lớn thì “cứ lầm lầm lì lì cả ngày, hỏi gì cũng chỉ ừ hử rồi lảng đi”, “ông nội đi luôn, ở luôn bên nhà người đàn bà kia”-> Xây dựng hình ảnh người chống vô cùng tàn nhẫn, vô trách nhiệm, đồng thời giúp người đọc thấy được những vất vả, hi sinh của người bà trong tác phẩm một mình gánh vác nuôi con khôn lớn, dạy con nên người -> Người phụ nữ mạnh mẽ, nghị lực, kiên cường.

+ “Ông bị chứng đau đầu kinh niên”, “ông la hét om sòm, đập phá tùm lum, miệng lảm nhảm những lời khó hiểu” -> Không chỉ vất vả nuôi con giờ còn phải chăm chồng, gánh nặng nhân đôi, nhưng bà vẫn chịu đựng è Là người phụ nữ nhân hậu, hết lòng vì chồng vì con, dù chồng phảm bội nhưng bà đối với ông bằng tình nghĩa còn lại của một con người

+ “chú Tư bệnh, chú Tư hư, rồi chú lớn, lấy vợ, sinh con...”, “một tay bà nội lo như những anh em khác. Vậy mà chú tự tử ở cái tuổi 39”, “người sốc là ông nội...” -> Đưa câu truyện đẩy lên cao trào, đặt nhân vật vào những thử thách kịch tính, nỗi đau nhân lên làm đôi khi vừa mất chồng, vừa mất con -> Đó là những bi kịch liên tiếp mà một con người hiền lành như nội phải gánh chịu, là một sự bất công nghiệt ngã

- Cách xử lí của nhân vật:

+ Bà đã nhắn “Gọi thằng Út về cho nó nhìn mặt ba bây lần cuối”, “bà nội khóc lúc chú Út vái lạy nội ba lạy” -> Giọt nước mắt của những uất hận nghẹn ngào, uất ức hơn hết giọt nước mắt của con người khi mình cách hành xử của mình sống đúng lẽ sống ở đời -> Giữ trọn đạo làm người để đứa con riêng kia được có mặt, công nhân nó như con của mình, sự tử tế và cách sống đáng nể trọng của một con người trải qua quá nhiều nỗi đau trong cuộc đời.

-> Câu truyện được hoá giải bằng cách cư xử tử tế, nhân văn của những con người sống nhân hậu, hiểu biết và hơn hết coi trọng giá trị đạo đức, đó là một thông điệp sâu sắc cho mỗi chứng ta luôn sống vị tha, không thù oán, sống bằng chính sự tử tế của mình cho cưộc đời này.

- Liên hệ: Các bài thơ hoặc tác phẩm viết về hình ảnh người bà như “Bếp lửa”, “Tiếng gà trưa”…

3. Kết đoạn: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật:

+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tình huống truyện độc đáo, khai thác được tâm lí của nhân vật sâu sắc.

+ Nội dung: Khắc họa một cách chân thực và sâu sắc cuộc đời đầy gian truân của bà nội, từ những biến cố trong gia đình đến sự nhẫn nhịn và hy sinh trong suốt cuộc đời.

Nước mắt của nội

(Tóm lược: người bà của nhân vật tôi đã ở độ tuổi xế chiếu, trải qua nhiều đau khổ đang phải chăm sóc cho chồng những ngày cuối đời còn lại. Rời ngày ông mất bà không rất mạnh mẽ, chỉ khóc khi đứa con riêng của ông về quỳ lạy nhận lỗi thay mẹ của anh ta.)

Nội không khóc lâu lắm rồi, kể từ lần cuối cùng người đàn bà đó mang theo thằng nhỏ hai tuổi đến nhà. Thằng nhỏ giống y chang ông nội, mắt to, chân mày rậm, tóc xoăn và cái miệng cười tươi rói. Vừa nhìn thấy thằng nhỏ, bà nội chết đứng. Mãi sau mới run run bảo cô đưa thằng nhỏ vào nhà không nắng. Người đàn bà vùng vằng nói tôi trả nó cho chị nuôi, con của chồng chị đó. Bà nội nhìn thằng nhỏ muốn ứa nước mắt, rót cho nó ly nước mà lóng ngóng sánh cả ra ngoài. Đến chiều thì người đàn bà mang thằng nhỏ đi với số tiền nội đã dành dụm định cuối năm sẽ sửa sang lại căn nhà cho tươm tất. Mấy đứa con đều đã đến tuổi trưởng thành, cần phải có nơi có chốn cho đàng hoàng đặng còn lo chuyện vợ con. Ba gặp hai mẹ con người đàn bà ngoài ngõ. Bà ta đang hí hửng đếm cọc tiền trên tay. Ba chạy một mạch về nhà thấy nội ngồi gục đầu sau bếp, hai vai run lên. Năm đó ba 17 tuổi. Chưa khi nào ba dám hỗn với bà nội, dù chỉ một lời. Ba dạy ba đứa em răm rắp nghe lời, biết phụ nội làm mọi việc. Lời ra tiếng vào bên hàng xóm láng giềng không ít, ba cũng nuốt hết vào trong. Tính ba giống y chang tính bà nội, cứ lặng lẽ chịu đựng. Trước khi rước bà nội về làm dâu dòng họ Nguyễn, ông nội đã từng có một đời vợ tận bên xứ Lào. Nghe đâu người đàn bà đó ở với nội một thời gian rồi theo một người buôn bán khác. Ông nội cưới bà nội rồi lại tiếp tục bươn bả qua những vùng đất khác. Từ đó, bao nhiêu tai tiếng bà nội lãnh hết, không oán than. Ba cũng vậy, kể từ ngày hiểu được nỗi khổ của bà nội, người đàn bà có chồng đào hoa, ba càng thương nội hơn.

Nhưng năm 17 tuổi, lần đầu tiên ba hỗn với nội. Ba nói con hết chịu nổi rồi. Không có ba tụi con vẫn sống được. Tới nước này rồi, má đừng để ba bước về căn nhà này nữa. Bà nội đang khóc, đứng dậy đưa tay tát ba một cái bạt tai bảo im ngay. Dù ba có như thế nào thì vẫn là ba của tụi con. Nhà này vẫn là nhà của ba con. Lần đầu tiên nội đánh ba. Lần đầu tiên ba lặng im suốt một tuần không nói với nội lời nào. Rồi ông nội về thấy mọi thứ vẫn bình thường. Chỉ có thằng con trai lớn không biết đến tuổi dậy thì trở chứng hay sao mà cứ lầm lầm lì lì cả ngày, hỏi gì cũng chỉ ừ hử rồi lảng đi. Và rồi sau lần đó, ông nội đi luôn, ở luôn bên nhà người đàn bà kia cho đến ngày ông bị chứng đau đầu kinh niên. Ông hay lên cơn lúc thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa hè. Ông cũng lên cơn khi có biến động về cảm xúc, kiểu như ngoài sức chịu đựng. Những lúc ấy ông la hét om sòm, đập phá tùm lum, miệng lảm nhảm những lời khó hiểu. Rồi ông nội mất thính lực. Bác sĩ nói ông bị sốc. Chú Tư đau, chú Tư bệnh, chú Tư hư, rồi chú lớn, lấy vợ, sinh con... một tay bà nội lo như những anh em khác. Vậy mà chú tự tử ở cái tuổi 39. Vậy mà người sốc là ông nội... Gọi thằng Út về cho nó nhìn mặt ba bây lần cuối. Là bà nội nói khi mọi người bàn chuyện ma chay cho ông. Rồi bà nội khóc lúc chú Út vái lạy nội ba lạy. Suốt mấy chục năm qua, nội chỉ khóc trong lòng vì căn bệnh tắc tuyến lệ.

Để mãi đến khi ông nội mất, nội nhỏ những giọt nước mắt cuối cùng cho người đàn ông của mình, cho nỗi uẩn ức một đời đeo mang chỉ được tháo gỡ bằng cái lạy tạ tội của chú Út. Cũng từ đó, mắt nội mờ dần... Nội đưa những ngón tay xương xương mò mẫm trên mặt bàn gom từng hạt cơm rơi bỏ vào miệng. Cái bàn nhỏ được mang từ nhà cũ qua, luôn có một ghế dành cho ông nội. Món tép rang thơm mùi lá chanh, cũng là món khoái khẩu của ông nội. Lần nào nhậu với chú Bảy, ba bây chẳng đòi món này, mà phải thật nhiều lá chanh. Học ở đâu ra thích cái món chi ngộ. Nội vừa nhắc, vừa đặt lại chảo tép lên bếp. Mùi lá chanh làm mũi ba cay nồng...

(Trích “Nước mắt của nội”, báo tuổi trẻ online số ra ngày 10/09/2017)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 638
Phân tích truyện ngắn Nước mắt của nội
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng