Phân tích nhân vật má Khang trong Mâm cơm của má

Phân tích nhân vật má Khang

Mâm cơm của má là một truyện ngắn hay về tình cảm gia đình. Thông qua tác phẩm, hình ảnh người mẹ hiện lên với những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt như sự chịu thương chịu khó, lúc nào cũng lo lắng cho con cái, từ bữa ăn đến từng chiếc áo. Trong bài viết này Hoatieu  xin chia sẻ đến các bạn đọc mẫu dàn ý phân tích nhân vật má Khang sẽ giúp các em có thêm gợi ý khi viết bài văn phân tích nhân vật má Khang.

Mâm cơm của má Khang

(Truyện kể về hình ảnh người má ngày nào cũng dạy thật sớm để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình với việc chọn lựa đồ ăn vô cùng kĩ càng để các con đủ sức khoẻ đi làm. Nhân vật tôi dù đi làm rất vất vả bằng nghề bán bánh dạo nhưng ngày nào cũng phảoi mang cơm má nấu đi ăn như một thói quen và vì má nấu rất ngon.)

Thịt kho hột vịt, má thường bỏ vô thêm trứng cút cho con nít dễ ăn. Má chọn thịt giỏi lắm, mà trả giá cũng giỏi dữ thần. Cái miệng má ngọt như mía lùi, nói một hồi, mấy bà ngoài chợ bán rẻ mà còn tặng thêm chút này, chút nọ. Mấy bữa má thay ba rọi bằng giò heo hầm nhừ hay heo quay, lúc đó nồi thịt kho lại có mùi vị khác. Má nói: “Vậy cho đỡ ngán, đâu nhất thiết có một kiểu ăn hoài”. Má hay ngâm củ kiệu, lỗ tai heo hoặc dưa giá. Nhất định mâm cơm phải có chén đồ chua dọn ra cùng cho có vị chua. Má nói nhai rạo rạo vui miệng, ăn cơm đỡ ngán. Nồi cơm của má nấu bằng bếp củi, thơm thơm mùi cơm cháy chín vàng ở đáy nồi. Cơm cháy vàng đều ran, ăn nghe rào rạo. Chấm muối tiêu cũng ngon, chứ đừng nói tới chấm kho quẹt. Gạo má mua hai, ba loại trộn chung. Má nói đó là công thức riêng, bảo đảm vừa dẻo, vừa thơm, vừa ngọt, không bị nhão hay bị khô. Nhiều khi, má còn cho cả nhà ăn cơm với trái cây nữa. Cơm trắng ăn với xoài chín, dưa hấu, chuối già. Kiểu ăn này dân xứ khác sẽ thấy kỳ cục, nuốt hổng được, chớ xóm tui ai cũng ăn như vậy. Ghiền đó, hổng chơi đâu!

Bếp là “thánh đường” của má. Ai bước vô làm xáo trộn là coi như “tới số”. Từng cái nồi, cái chảo treo trên vách sạch trơn từ nhỏ tới lớn. Từng chồng chén kiểu, dĩa hình tiên nữ dâng đào, tô hình cá chép, má để dành mới tinh từ hồi mới về làm dâu. Mấy chục đũa tre má lau sạch. Rổ gia vị luôn đầy ắp, từ tiêu đen tới tiêu sọ, tỏi trắng tới tỏi tím, từ nước tương tới nước mắm nhỉ. Chai lọ thẳng hàng, từ thấp tới cao. Thấy má kỹ vậy chứ má hiền khô à! Chưa la mắng ai bao giờ. Anh em tui đánh răng ở sàn nước, chưa ráo nước trên mặt là đã nghe tiếng má từ nhà trước vọng vô hè: “Ra ăn cơm nè, má dọn cơm xong rồi!”

Tụi tui đi ra, từng đứa ngồi vô bàn, theo đúng thứ tự của thói quen. Tui ngồi kế nồi cơm, thằng ba ngồi bên cạnh tui, còn thằng út ngồi kế má. Mọi người quây quần xung quanh cái bàn tròn phủ mặt bàn bằng tấm nylon in bông đủ màu sắc. Đang như không, chuẩn bị ăn, thằng út buột miệng hỏi cái câu ngớ ngẩn: “Ủa má, nhà có 4 người à, dư cái chén nè!”

Tui giật mình im re, nhìn qua thằng ba, nó cũng cứng họng im re. Má sững người, nhìn bộ chén đũa dư nằm giữa trung tâm cái bàn. Má nhìn lâu lắm, xong má dời mắt qua bàn thờ của tía (ba) bên phải vách lá. Hình tía buồn thiu trên đó. Má nói bằng cái giọng nghẹn ngào, nhỏ xíu: “Ừa, má quên mất tiêu, tía bây mất lâu rồi, còn đâu!”

(Trích, Báo Long An số ra ngày 9/9/2023)

Dàn ý phân tích nhân vật má Khang

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả+ tác phẩm + khái quát chung về nhân vật.

2. Thân bài: Làm rõ nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật.

Chia bố cục theo cốt truyện, bám vào đặc điểm của nhân vật để phân tích.

a. Ý 1: Giới thiệu khát quát về nhân vật:

- Không được miêu tả nhiều về hình dáng, không tên tuổi cụ thể,cũng như số phận, biến cố theo chiếu dài cuộc đời ->Taọ sự quen thuộc gợi nhớ tới hình ảnh người bà, người mẹ trong gia đình.

- Hoàn cảnh: nhà có ba má con, ba đã mất, hàng ngày má là người nấu nướng và nội chợ trong nhà ->Thiếu đi sự yêu thương và trụ cột trong nhà, má chăm sóc con để quên đi nỗi buồn của chính mình.

b. Ý 2: Hình ảnh má gắn liền với những bữa cơm:

- Thời gian, không gian gắn với những bữa cơm má nấu:

+ Không gian: “Bếp là “thánh đường” của má”è Chủ yếu là trong nhà bếp và bàn ăn, nơi diễn ra những hoạt động thường ngày của gia đình, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, ấm áp và vô cùng bình yên.

+ Thời gian: Cả ngày má quanh quẩn trong công việc nội trợ, nấu nướng cho con cáiè Thời gian khép kín, dành toàn bộ tâm sức để tạo ra những bữa cơm gia đình ngon miệng.

- Phẩm chất của má qua những bữa cơm:

+ Khéo léo, chăm chút và yêu thương con của mẹ qua bữa bữa ăn:

=> Bữa cơm với những món quen thuộc “Thịt kho hột vịt, má thường bỏ vô thêm trứng cút cho con nít dễ ăn”, bữa là “giò heo hầm nhừ hay heo quay, lúc đó nồi thịt kho lại có mùi vị khác”, “Má hay ngâm củ kiệu, lỗ tai heo hoặc dưa giá”, Nồi cơm của má nấu bằng bếp củi “cơm cháy chín vàng”è Bữa cơm bắt mắt, với những món ăn đa dạng cho thấy má là người cầu kì, nấu ăn ngon, chỉn chu cho từng món trong bữa cơm, chăm chút quan tâm, chú ý tới từng người trong gia đình và lòng yêu thương sâu sắc đối với các con.

=> “Gạo má mua hai, ba loại trộn chung”, “bảo đảm vừa dẻo, vừa thơm, vừa ngọt, không bị nhão hay bị khô”, má còn cho cả nhà ăn cơm với trái cây “với xoài chín, dưa hấu, chuối giàè Má hiện lên với hình ảnh người phụ nữ đảm đang, khéo léo, luôn tạo nên sự bất ngờ trong mỗi bữa cơm bằng chính tình yêu của mình cho việc nấu nướng cho gia đình.

=> “Chọn thịt giỏi lắm, mà trả giá cũng giỏi”, với “Cái miệng má ngọt như mía lùi”, “mấy bà ngoài chợ bán rẻ mà còn tặng thêm chút này, chút nọ”è Má không chỉ khéo léo mà còn rất tinh tế trong việc chuẩn bị đồ ăn, luôn mong muốn những điều tốt nhất đối với con thân yêu của mình.

+ Gọn gàng và hiền lành:

=> Căn bếp được má sắp xếp rất cẩn thận “Từng cái nồi, cái chảo treo trên vách sạch trơn”, “chén kiểu, dĩa hình tiên nữ dâng đào, tô hình cá chép, má để dành mới tinh từ hồi mới về làm dâu”, “đũa tre má lau sạch”, “Chai lọ thẳng hàng, từ thấp tới cao”…è Giữ gìn bếp núc rất sạch sẽ, ngăn nắp, đồ đạc đều được sắp xếp cẩn thận, má là người kỹ tính, rất trân trọng công việc nấu nướng, coi bếp là một thú vui, nơi để thả hồn mình vào những điều yêu thích, chăm chút cho không gian sống đẹp đẽ, sạch sẽ.

-> Với mọi người má “Má hiền khô, chưa bao giờ la mắng ai”, “Ra ăn cơm nè, má dọn cơm xong rồi!”è Má dịu dàng, ân cần, thân thương,luôn tạo nên không khí gia đình ấm áp dành cho các con phần nào nói được sự đẹp đẽ, duyên dáng và nền nã trong tâm hồn người má.

+ Sự kiên cường và tình cảm

-> Khi thằng út buột miệng hỏi về cái chén dư “Má sững người”, “xong má dời mắt qua bàn thờ của tía (ba) bên phải vách lá”è Đối mặt với mất mát má nén nỗi buồn, nhưng vẫn giữ vững tinh thần, tiếp tục chăm sóc gia đìnhè Sự kiên cường, mạnh mẽ và lỗi sống tình cảm của má khi nhắc tới người chống đã qua đời, trước mất mát má tiếp tục cuộc sống vì các con, tự mình vượt qua bằng chính sự mạnh mẽ mà má có.

-> “Tụi tui đi ra, từng đứa ngồi vô bàn, theo đúng thứ tự của thói quen” với “Tui ngồi kế nồi cơm, thằng ba ngồi bên cạnh tui, còn thằng út ngồi kế má”èThói quen sinh hoạt mang đặc điểm văn hoá riêng của gia đình, quây quần quanh bàn ăn tạo nên không khí gia đình ấm cúng. Là sự gắn kết khiến các con luôn trân trọng những điều nhỏ bé, giản dị nơi gia đình mình.

-> Chính má đã lưu giữ văn hoá và lối sống gia đình cho các con, dạy các con những bài học quý giá trong cuộc sống, giúp các con hình thành nhân cách, sống có trách nhiệm, tình cảm và biết yêu thương gia đình.

- Liên hệ: Các bài thơ hoặc tác phẩm viết về hình ảnh bữa cơm gia đình hoặc hình ảnh người mẹ:

Cơm ngày hai bữa dọn bên hè

Mâm gỗ, muôi dừa, đũa mộc tre

Gạo đỏ, cà thâm, vừng giã mặn

Chè tươi nấu đặc nước vàng hoe

Cảnh nhà dẫu túng vẫn êm đềm

Ngày khó nhọc nhưng tối ngủ yên

3. Kết đoạn: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật:

+ Nội dung: Tôn vinh sự hy sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho gia đình, nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong văn hóa Việt, gửi gắm thông điệp về tình yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình, tạo nên giá trị bền vững và ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.

+ Nghệ thuật: ngôn ngữ gần gũi, giản dị, các chi tiết giúp người đọc dễ hình dung và cảm nhận được bữa cơm gia đình, giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết tràn đầy cảm xúc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.023
Phân tích nhân vật má Khang trong Mâm cơm của má
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng